Một số bạn đọc cuốn sách này có thể có cảm giác dèjâ-vu (Nd: đã từng gặp ở đâu đó) ở một vài chỗ. Điều này là do một tác phẩm trước đó có tên là Neither This Nor That I Am (Watkins 1981) đã được chỉnh sửa và dệt lại hoàn toàn vào các trang này. Tôi cảm thấy tác phẩm trước đó cần phải viết lại; cuốn sách AM này một chỉ điểm rõ ràng hơn tới chân lý.
J.K
DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
Tôi là một người mẹ. Tôi là một người con trai. Tôi là một bác sĩ. Tôi là luật sư. Tôi là người chơi nhạc. Tôi cao. Tôi lùn. Tôi là người Mỹ. Tôi là người Pháp. Tôi là người Do Thái. Tôi là người Cơ-Đốc. Tôi là người da đen. Tôi là người đồng tính. Tôi độc thân. Tôi chán nản. Tôi đang hạnh phúc. Tôi đã kết hôn. Tôi là cái này. Tôi là cái kia.
Chúng ta chỉ biết bản thân mình khi trong một mối quan hệ với một cái gì đó. Chúng ta chỉ biết một cái “Ta” có điều kiện giới hạn. Khi chúng ta nói “I Am/Ta tồn tại/Ta hiện hữu”,) tâm trí hỏi “Ta là ai? Ta là cái gì? ” Cuốn sách này nói về cái “Ta tồn tại” đứng trước tất cả các giới điều kiện hạn chế, chúng ta là cái gì trước khi có sự xâm nhập của tâm trí.
Làm thế nào chúng ta có thể biết cái không thể bị điều kiện hóa? Nó đòi hỏi phải có một kiểu hiểu biết mới, không phải kiến thức đến từ tích lũy sự kiện và kinh nghiệm. Chúng ta có thể đã hấp thụ mọi cuốn sách được xuất bản và trải nghiệm mọi cuộc phiêu lưu và nó vẫn không mang mang chúng ta một hơi thở nào gần hơn tới việc biết cái “Ta tồn tại.” Vì vậy, kiểu hiểu biết mới bắt đầu bằng cách từ bỏ tìm kiếm nó trong những trải nghiệm và thông tin cũ từ một nguồn khác. Từ bỏ không có nghĩa là chúng ta trở nên thụ động; ngược lại, khi buông bỏ những lời giải đáp đã học được một cách máy móc, chúng ta sẽ mở ra toàn bộ tiềm năng của mình, sự sáng tạo của chúng ta, một cõi giới mới đầy năng động. Trạng thái tự nhiên của não bộ đang được thư thái là sự chú tâm có tính đa chiều. Nó không cần quan điểm, dữ liệu, ý kiến, trí nhớ để giữ minh mẫn. Khi mà tất cả những phương hướng này chấm dứt, một sự thức tỉnh đầy sức sống, không bị định hướng duy tại. Đây là cái ngưỡng của “”I Am/Ta tồn tại/Ta hiện hữu.”
Do đó, cuốn sách này nói về điều không thể được trình bày, không thể được khách thể hóa. Đó là về bản chất thực của chúng ta, chân lý, một chân lý mà không liên quan gì đến việc tích lũy các sự thật. Nó không có tác nhân, nó tự chủ và là thực chỉ theo nghĩa này. Nó không cần có cái trung gian để được biết đến và nó tự là bằng chứng của chính nó. Nó không có tri thức nhưng nó là tri thức tức thời, biết như hiện hữu, và như vậy nó không thể bị phản đối được. Nó gần gũi với chúng ta hơn tất cả mọi suy nghĩ hoặc cảm giác. Đó là nền tảng cơ bản của chúng ta.
Vì “Ta tồn tại” không phải là một khái niệm hay ý tưởng trừu tượng, sự giảng dạy về chân lý này không phải là sự truyền tải tri thức mang tính khái niệm. Sự thấu hiểu về những cuộc đối thoại này không xảy ra trong tâm trí. Tất nhiên là lời nói, vận hành trên cấp độ ngôn từ, đưa tâm trí trở nên minh bạch hơn để nó có một sự mường tượng rõ ràng hơn về những gì nằm bên trên nó và cũng nhận ra các ranh giới của sự hiểu biết của nó. Nhưng sự trọn vẹn và ý nghĩa thực sự của những từ này nằm ở thực tế là chúng không phát sinh từ suy nghĩ mà từ sự tĩnh lặng đằng sau suy nghĩ, “Ta hiện hữu.” Câu trả lời xuất hiện trong sự im lặng này, sự cởi mở hiện diện khi vắng đi cái thực thể cá nhân, và chúng được thấm nhuần với “nước hoa” từ cái nguồn của chúng.
Sức mạnh mang tính chuyển hóa này nằm tại đây: chúng phát sinh từ bản chất thực của ta và hướng đến bản chất thực của ta, sự tự chủ của ta, tại mọi khoảnh khắc. Do đó, chúng là một thách thức thường hằng, một thách thức đối với tín ngưỡng, sự giáo dục và lẽ thường. Chúng giải phóng chúng ta khỏi phản xạ tự cho mình là một ai đó, một người suy nghĩ, một người tìm kiếm, một người làm, một người đang đau khổ.
Nếu những câu nói này không được hiểu theo ý nghĩa thông thường của ngôn từ, bởi tâm trí; nếu chúng ta không mang theo kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ của mình để giải thích, chúng ta nên đọc cuốn sách này như thế nào?
Như khi chúng ta đọc thơ. Khi đọc thơ, chúng ta không tìm kiếm sự đồng ý hay không đồng ý, tâm trí thích phán xét bị đình chỉ để cho tác động của bài thơ được tự cảm nhận. Khi nào chúng ta đọc thơ, chúng ta là nhà thơ. Chúng ta vẫn tỉnh táo một cách thụ động, để các từ ngữ hoạt động, lắng nghe cách chúng vang lên ở mọi cấp độ, cách chúng phát ra âm thanh, cách chúng di chuyển trong chúng ta, cách chúng ta bị di chuyển bởi chúng. Chúng ta chăm chú chờ đợi, không cần có kết luận, để cho bài thơ tìm tới chúng ta. Sự cởi mở cẩn mật trước tất cả các cộng hưởng của cấu trúc tâm lý này là thứ thiết yếu cho người tìm kiếm chân lý. Giống như nhà thơ, người tìm kiếm chân lý từ bỏ tính cá nhân của mình để anh ta cởi mở trước những suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng. Giống như nhà thơ, người đi tìm kiếm chân lý hoan nghênh những điều này như một món quà, như những sự chỉ điểm trong cuộc khám phá.
Chỉ trong sự cởi mở này, sự im lặng trong những ngôn từ mới có thể về nhà với chúng ta, vì sự cởi mở là “Ta tồn tại”, bản chất thực của chúng ta. Các từ ngữ chỉ là chất xúc tác cho công thức thực sự đang diễn ra trong người đọc.