Anh ta trông có vẻ bồn chồn và kích động. Các hành động của anh ta rất giật cục, và rõ ràng là anh ta đang bùng nổ với sự mất kiên nhẫn. Đây là một người châu Âu trung niên, dáng người mảnh khảnh và rất khỏe mạnh. Đó là chuyến thăm Maharaj đầu tiên của anh ta. Sự bồn chồn của anh ta đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Khi Maharaj nhìn anh, nước mắt anh bỗng trào ra. Một cái nhìn nhân ái từ Maharaj dường như đã xoa dịu cho anh ta một chút và anh ta đưa ra thông tin sơ bộ cơ bản về bản thân mình trong một vài từ. Anh ta nói rằng anh ta đã là học giả của Vedanta trong ít nhất hai mươi năm, nhưng việc tìm kiếm chân lý đã thất bại. Anh ta đã vô cùng tuyệt vọng và vỡ mộng và anh ta không thể tiếp tục việc theo đuổi khó chịu đó nữa. Một tia hy vọng đã đến với anh khi anh đọc cuốn sách I Am That của Maharaj và anh biết rằng anh đã tìm ra câu trả lời. Ngay lập tức anh ta đã gom đủ số tiền mặt tối thiểu cần thiết cho chuyến hành trình đến Ấn Độ và anh ta vừa mới đến Bombay. Anh ta nói với một giọng nghẹn ngào “Bây giờ tôi đã đến nơi. Cuộc tìm kiếm của tôi đã kết thúc.” Nước mắt đã lăn chảy tự do từ đôi mắt và anh ta khó có thể kiểm soát bản thân.
Maharaj lắng nghe anh ta một cách nghiêm túc và ngồi yên trong vài phút với đôi mắt nhắm lại, có lẽ để cho anh ta thời gian để tự bình tĩnh lại. Sau đó ông hỏi anh ta liệu anh ta có tin chắc rằng anh ta không phải một cơ thể. Vị khách xác nhận rằng đối với anh ta khá rõ ràng rằng anh ta không chỉ đơn thuần là một cơ thể mà là một thứ khác ngoài cơ thể, và như đã được giải thích rõ ràng trong cuốn sách, rằng thứ đó phải là tri thức ‘Ta tồn tại’, cảm giác tồn tại. Tuy nhiên, anh ta nói thêm, anh ta không thể hiểu được lời khuyên của Maharaj rằng người ta nên duy trì liên tục với tri thức ‘Ta tồn tại’ này có ý nghĩa gì. Chính xác thì anh ta phải làm gì? “Làm ơn thưa ngài,” anh ta nói với Maharaj “Tôi bây giờ mệt mỏi không thể chịu nổi. Tôi đã đọc và đã nghe chúng hàng triệu lần và không thu được gì. Hãy cho tôi cái thực chất bây giờ, không chỉ là ngôn từ. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn ngài. “
“Rất tốt”, Maharaj nói, “Bạn sẽ có cái thực chất bây giờ. Tất nhiên, tôi sẽ phải sử dụng ngôn từ để truyền đạt nó cho bạn. “Sau đó, Maharaj tiếp tục: Nếu tôi nói, hãy đảo ngược và quay lại nguồn của sự tồn tại của bạn, nó sẽ có ý nghĩa gì đối với bạn không?
Đáp lại, người khách nói rằng trái tim của anh ta chấp nhận sự thật trong lời nói của Maharaj bằng trực giác, nhưng anh ta sẽ phải đi sâu hơn vào vấn đề.
Maharaj sau đó nói với anh ta rằng anh ta phải hiểu toàn bộ vị thế một cách rõ ràng và ngay lập tức; cái này anh ta chỉ có thể làm được nếu anh ta đi vào gốc rễ của vấn đề. Anh ta phải tìm hiểu làm thế nào mà tri thức ‘Ta tồn tại’ đầu tiên xuất hiện. Maharaj nói: Hạt giống là thứ tiên quyết. Tìm ra hạt giống của sự tồn tại này, và bạn sẽ biết hạt giống của toàn bộ vũ trụ.
Maharaj tiếp tục: Như bạn đã biết, bạn có cơ thể và trong cơ thể là Prana, hay sinh lực, và ý thức (hoặc hiện hữu, hoặc tri thức ‘Ta tồn tại’). Bây giờ, hiện tượng tổng thể của con người này, nó có gì khác so với những sinh vật khác, hay thậm chí là cây cỏ mọc lên lên từ mặt đất? Hãy suy nghĩ về nó một cách sâu sắc. Giả sử có một ít nước tích tụ trong sân sau của bạn; sau một thời gian, cơ thể của một con côn trùng tự hình thành ở đó; nó bắt đầu di chuyển, và nó biết rằng nó tồn tại. sau đó một lần nữa, giả sử một mẩu bánh mì cũ bị bỏ lại trong một góc trong một số ngày; một con sâu xuất hiện trong đó và bắt đầu chuyển động, và nó biết rằng nó tồn tại. Quả trứng của một con gà, sau khi được ấp cho một khoảng thời gian nhất định, đột ngột mở ra và một chú gà con xuất hiện; nó bắt đầu di chuyển, và nó biết rằng nó tồn tại. Tinh trùng của người đàn ông nảy mầm trong tử cung của người phụ nữ, sau chín tháng thai kỳ, được sinh ra thành một em bé. Tinh trùng, phát triển thành hình dạng của một đứa trẻ sơ sinh trưởng thành, trải qua các trạng thái ngủ và thức, thực hiện các chức năng vật lý thông thường của nó và biết rằng nó tồn tại.
Trong tất cả những trường hợp này – côn trùng, sâu, gà và con người – cái thực sự được sinh ra đó là gì? Cái gì đã ‘giám sát’ quá trình từ thụ thai đến khi sinh nở? Nó chẳng phải là tri thức ‘Ta tồn tại’ vẫn tiềm ẩn từ khi thụ thai đến khi sinh nở, và đến hạn là ‘được sinh ra’? Sự tồn tại hay cái ý thức này, giống hệt nhau trong cả bốn trường hợp, tự nó không có bất kỳ loại ‘hỗ trợ’ nào, tự nhận dạng nhầm với hình dáng cụ thể mà nó đã chấp nhận. Nói cách khác, thực sự không có bất kỳ hình dạng hay hình thức nào, tri thức ‘Ta tồn tại’, chỉ là cảm giác hiện hữu (không phải là thứ này, hoặc là thứ kia, mà là ý thức nói chung), tự giới hạn bản thân nó chỉ ở một hình tướng cụ thể và do đó chấp nhận ‘sự ra đời’ của chính nó, và sau đó sống trong cái bóng tối triền miên của nỗi kinh hoàng về ‘cái chết’. Do đó là khởi sinh ra khái niệm về nhân cách cá nhân, danh tính, hoặc bản ngã.
Bây giờ, bạn có thấy nguồn gốc của cái Ta-tồn-tại? Nó phải phụ thuộc vào một cơ thể để có sự tồn tại cá nhân đúng không? Và chẳng phải cơ thể chỉ đơn thuần là tinh trùng nảy mầm và đã tự phát triển? Và, quan trọng là, tinh trùng có phải là gì khác hơn là tinh chất của thức ăn mà cha của đứa trẻ đã hấp thụ? Và cuối cùng, thức ăn không phải là thứ do bốn nguyên tố (ether, không khí, lửa và nước) thông qua môi trường của nguyên tố thứ năm, trái đất?
Do đó, hạt giống của ý thức được bắt nguồn không gì khác ngoài từ thức ăn và cơ thể là ‘thức ăn’ của ý thức; ngay khi cơ thể chết đi, ý thức cũng biến mất. Tuy nhiên, ý thức là ‘hạt giống’ của toàn bộ vũ trụ! Mỗi cá nhân, bất cứ khi nào anh ta mơ, đều có kinh nghiệm về một thế giới được tạo ra trong ý thức. Khi một người không hoàn toàn tỉnh táo và ý thức chỉ cần khuấy động một chút, anh ta sẽ mơ; và trong giấc mơ của anh ta, ở trong điểm cực nhỏ của ý thức đó, toàn bộ thế giới giấc mơ được tạo ra, tương tự như thế giới ‘thực’ bên ngoài – tất cả chỉ trong tích tắc – và trong thế giới đó ta nhìn thấy mặt trời, trái đất, với những ngọn đồi và sông, các tòa nhà và con người (bao gồm bản thân người mơ), cư xử giống hệt như những người trong thế giới ‘thực’. Trong một giấc mơ kéo dài, thế giới mơ thực sự rất chân thực, và những trải nghiệm của những người trong giấc mơ, bao gồm bản thân người mơ mộng, có vẻ là thật, hữu hình và chân thực, có lẽ còn hơn cả những người ở thế giới “thực”. Nhưng một khi người nằm mơ tỉnh dậy, toàn bộ thế giới mơ với tất cả ‘thực tại’ đã từng hiện hữu của nó nhanh chóng sụp đổ vào trong cái ý thức mà từ đó nó được tạo ra. Trong trạng thái thức dậy, thế giới xuất hiện bởi vì hạt giống của vô minh (Maya, ý thức, hiện hữu, Prakriti, Ishwara, v.v.) và đưa bạn vào trạng thái nằm mơ rằng mình đang thức! Cả ngủ và thức đều là những trạng thái quan niệm trong giấc mơ đời sống. Bạn mơ thấy bạn đang thức; bạn mơ thấy bạn đang ngủ — và bạn không nhận ra rằng bạn đang mơ bởi vì bạn vẫn đang ở trong giấc mơ. Thật vậy, khi bạn nhận ra rằng tất cả đây chỉ là giấc mơ, bạn sẽ ‘thức tỉnh’ rồi! Chỉ có Jnani mới biết thức giấc chân chính và giấc ngủ chân chính.
Ở giai đoạn này, khi Maharaj hỏi vị khách liệu anh ta có bất kỳ câu hỏi nào về những gì anh ta đã được nghe, anh ta đã kịp thời hỏi: “Nguyên tắc, hoặc cơ chế quan niệm nào đứng đằng sau việc sáng tạo ra thế giới? “
Maharaj rất vui vì vị khách đã sử dụng đúng từ ngữ ‘cơ chế quan niệm’, bởi vì ông ấy thường nhắc nhở chúng ta rằng toàn bộ sự sáng tạo của thế giới là quan niệm, và quan trọng là phải luôn ghi nhớ điều này và không được quên nó giữa một rừng những ngôn từ hỗn tạp và các khái niệm. Maharaj sau đó tiếp tục: Trạng thái ban đầu – Parabrahman – là vô điều kiện, không có thuộc tính, không có hình thức, không có danh tính. Thật vậy, trạng thái đó không là gì khác ngoài sự toàn vẹn (không phải là một thứ trống rỗng mà là đầy đủ) vậy nên không thể đặt được một cái tên thích hợp cho nó. Tuy nhiên, nhằm mục đích giao tiếp, một số từ đã được sử dụng để ‘chỉ ra’ trạng thái đó. Trong trạng thái nguyên thủy đó, trước bất kỳ khái niệm nào, cái ý thức – tư tưởng ‘Ta tồn tại’ – khởi sinh một cách tự nhiên. Làm thế nào? Tại sao? Không có lý do rõ ràng – giống như một làn sóng nhẹ nhàng trên một vùng nước rộng lớn!
Tư tưởng ‘Ta tồn tại’ là mầm mống của âm Aum, âm thanh nguyên thủy hay còn gọi là Nada, tại khởi nguyên sự sáng tạo của vũ trụ. Nó bao gồm ba âm: a, u và m. Ba âm thanh này đại diện cho ba thuộc tính – Sattva, Rajas, Tamas, thứ đã tạo ra ba trạng thái thức, mơ và giấc ngủ sâu (còn được đặt tên là ý thức hoặc hòa hợp, hoạt động và nghỉ ngơi). Thế giới là thứ khởi sinh trong ý thức. Thật vậy, ý nghĩ đầu tiên ‘Ta tồn tại’ đã tạo ra cảm giác nhị nguyên trong trạng thái ban đầu của tánh nhất thể. Không có sự sáng tạo nào có thể diễn ra mà không có tính hai mặt của nguyên tắc phụ mẫu— nam và nữ, Purusha và Prakriti.
Sự sáng tạo của thế giới, như một sự xuất hiện trong ý thức, có đặc tính gấp bội từ nguyên tắc nhị nguyên phụ mẫu; vật chất vật lý và hóa học có bản chất thuộc năm nguyên tố (ether, không khí, lửa, nước và đất) pha trộn lẫn nhau; và ba thuộc tính của Sattva, Rajas và Tamas. Một cá nhân có thể nghĩ rằng chính anh ta là người hành động, nhưng đó thực sự là bản chất của năm nguyên tố, Prana, sinh lực, hoạt động thông qua sự kết hợp cụ thể của ba thuộc tính trong một dạng vật chất cụ thể.
Khi sự sáng tạo của thế giới được nhìn theo quan điểm này, thật dễ hiểu tại sao suy nghĩ và hành động của một cá nhân (thực ra không là gì ngoài một bộ máy tâm thần) có thể khác rất nhiều về chất lượng và mức độ so với hàng triệu người khác. Tại sao lại có Mahatma Gandhis ở một đầu và Hitlers ở đầu kia. Đó là một sự thật đã được chứng minh rõ ràng rằng dấu vân tay của một một người không bao giờ giống hoàn toàn với bất kỳ người nào khác; lá của cùng một cây khác nhau ở từng chi tiết. Nguyên nhân là do các hoán vị và tổ hợp trong số năm yếu tố, cộng với ba thuộc tính trong hàng triệu sắc thái của chúng, sẽ chuyển thành hàng tỷ và hàng nghìn tỷ. Chúng ta hãy luôn ngưỡng mộ những gì chúng ta cho là đáng ngưỡng mộ và yêu những gì chúng ta cho là đáng yêu, nhưng hãy hiểu rằng điều mà chúng ta thực sự yêu thích và ngưỡng mộ – không phải là một cá thể hình thành từ quan niệm mà là khả năng diễn xuất tuyệt vời của ý thức, thứ có thể đóng đồng thời hàng triệu vai trò trong vở kịch trong mơ của thế giới này!
Maharaj cho biết, để tránh bị lạc trong sự đa dạng đến hoang mang của vở kịch của Maya này, đó là ở giai đoạn này, nhất thiết không được quên sự nhất thể cốt lõi giữa Cái Tuyệt Đối và cái tương đối, giữa cái bất biểu lộ và cái biểu lộ. Cái biểu lộ chỉ tồn tại với quan niệm căn bản ‘Ta tồn tại’. Lớp nền là vật tự thể, là cái tổng tiềm năng. Với sự phát sinh của ‘Ta-tồn-tại’, nó phản chiếu chính nó vào vũ trụ hiện tượng, thứ dường như là ở bên ngoài đối với vật tự thể. Để nhìn thấy chính nó, vật tự thể tự đối tượng hóa mình thành hiện tượng và cho phép việc khách quan hóa diễn ra, không gian và thời gian là những quan niệm cần thiết (trong đó các hiện tượng được mở rộng về khối lượng và thời lượng). Do đó, hiện tượng không phải là một cái gì đó khác với vật tự thể, mà bản thân nó chính là vật tự thể khi đã bị đối tượng hóa. Cần phải hiểu và không bao giờ quên đi cái bản thể cốt yếu này. Một khi khái niệm ‘Ta tồn tại’ xuất hiện, sự nhất thể cơ bản trở thành sự tách rời, tạo ra chủ thể và đối tượng, trong tính nhị nguyên.
Khi cái ý thức phi cá nhân tự biểu lộ và đồng hóa với mỗi hình dạng vật chất, ý niệm về cái Ta (ngã niệm) nảy sinh, và ý niệm này, quên mất rằng nó không phải là một thực thể độc lập, chuyển đổi tính chủ quan nguyên bản thành một đối tượng có ý nguyện, mong muốn và truy cầu, và do đó, dễ bị tổn thương dẫn đến đau khổ. Sự nhận dạng sai lầm này chính xác là ‘sự trói buộc’ mà từ đó cần tìm kiếm sự giải thoát.
Và ‘giải thoát’ là gì? Giải thoát, giác ngộ hay tỉnh thức, không gì khác hơn là hiểu một cách sâu sắc, nhận thức rằng- (a) hạt giống của tất cả sự biểu lộ là cái ý thức phi cá nhân, (b) những gì ta đang tìm kiếm là khía cạnh bất biểu lộ của cái đang biểu lộ và (c) do đó, bản thân người tìm kiếm chính là cái đang được tìm kiếm!
Tóm tắt bài thuyết giảng Maharaj nói: Chúng ta hãy cùng nhau tóm gọn lại tất cả một lần nữa.
- Ở trạng thái nguyên thủy duy chỉ có sự tồn tại của Ta, không có bất kỳ tri thức hay điều kiện nào, không có thuộc tính, không có hình thức hoặc danh tính.
- Sau đó, không vì lý do rõ ràng nào (ngoài lý do là bản chất có nó là như vậy), khởi sinh ý nghĩ hoặc khái niệm Ta, cái Ý thức phi cá nhân, mà trên đó thế giới xuất hiện như một giấc mơ sống.
- Ý thức, để tự biểu lộ, cần có một hình thức, một cơ thể vật chất, mà nó đồng hóa chính nó và do đó bắt đầu khái niệm ‘trói buộc’, với một sự khách quan hóa tưởng tượng về cái ‘tôi’. Bất cứ khi nào một người suy nghĩ và hành động từ quan điểm của sự tự nhận dạng này, có thể nói rằng người đó đã phạm ‘tội nguyên tổ’, đó là biến tính chủ quan thuần túy (tiềm năng vô hạn) thành một đối tượng, một thực tế hạn chế.
- Không có đối tượng nào có sự tồn tại độc lập của chính nó, và do đó, đối tượng không thể tự thức tỉnh từ chính từ giấc mơ cuộc sống; chưa hết – và đây đúng là trò đùa – cái cá thể chỉ giống như một bóng ma (một đối tượng) đang cố tìm kiếm một số đối tượng khác, có thể là cái ‘Tuyệt Đối’ hoặc ‘Thực Tại’ hoặc bất cứ điều gì.
- Nếu đã rõ ràng điều này, người ta phải đảo ngược và quay lại để lúc nguyên thủy ta là đã gì (và vẫn luôn là) trước khi cái ý thức xuất hiện.
- Ở giai đoạn này xuất hiện ‘sự thức tỉnh’ rằng người ta không phải là cơ thể hay thậm chí không phải là ý thức, mà là trạng thái không thể gọi tên của toàn bộ tiềm năng, siêu việt trước khi ý thức xuất hiện (ở trong ý thức thì trạng thái đó, dù với bất kỳ tên gọi nào, cũng chỉ có thể là một quan niệm).
- Và như vậy vòng tròn đã hoàn thành; người tìm kiếm chính là thứ được tìm kiếm.
Kết luận, Maharaj nói, hãy hiểu một cách sâu sắc rằng, với tư cách là ‘Ta’, Ta là vật tự thể. Cái điều kiện hiện tại của thế giới hiện tượng (hạt giống của nó là ý thức) chỉ là một điều kiện tạm thời, giống như một căn bệnh hoặc nhật thực trên trạng thái bất biến nguyên thủy của vật tự thể, và tất cả những gì người ta có thể làm là trải qua khoảng thời gian sống đã được phân bổ của họ, tại phần kết của hiện tượng nhật thực, vật tự thể lại chiếm ưu thế một lần nữa trong tính nhất thể thuần túy của nó, hoàn toàn không nhận thức về tánh nhận thức của nó.
Qua tất cả sự trình bày này, vị khách ngồi yên, như thể đang bị trúng một câu thần chú. Anh ta nỗ lực để nói chuyện nhưng không thành, vì Maharaj đã nhanh chóng ngăn anh ta lại bằng một cử chỉ cứng rắn, và anh ta ngồi đó trong sự yên bình hoàn hảo cho đến khi những du khách khác tỏ lòng kính trọng với Maharaj và rời đi, từng người một.