Nắm cuộc sống của tôi trong tay người,
người đập nó cho sạch sẽ
trên tảng đá hung hăng của Tâm Trí Vĩnh Hằng.
Màu máu chảy của nó có như nào, cho tới khi nó trở nên trắng
Người mỉm cười và ngồi lại; tôi phơi khô dưới ánh mặt trời của người.
-Rumi –
Ngôi nhà giống như một cộng đồng nhỏ. Mọi người đến, ở lại một tuần hoặc một năm, hình thành nên tình bạn, có lúc khó khăn nói lời ly biệt. Tôi chắc chắn rằng các mối quan hệ trong ngôi nhà này sâu sắc và phức tạp hơn nhiều so với những gì tôi mô tả, và tôi thì được cho ở tách biệt với những công việc nhà cửa thường ngày và những cư dân của nó, và nó là một điều tốt.
Khoảng năm tháng gần đây, chúng tôi có một cặp mẹ và con gái đến ở cùng. Người mẹ, Marla, là một trong số rất nhiều người xuất hiện với những quan niệm khá vặn vẹo về sự giác ngộ. Hiện tại tôi thực sự không thể dạy cô ấy thứ gì, tôi chỉ có thể động viên cô ấy tự nhìn lại những giả định cơ bản của bản thân và sẵn lòng ôn lại chúng dưới một ánh sáng mới. Tình huống sẽ thường là như này, cô ấy rất có thể vẫn ưa thích những niềm tin lãng mạn hơn là thực tại tàn khốc và cô ấy sẽ tiếp tục bước đi theo nó chứ không thay đổi. Sự hiểu sai về giác ngộ nảy sinh từ, hoặc ít nhất là được kết hợp bởi, một thực tế là những chuyên gia về chủ đề giác ngộ lại không hề giác ngộ. Một số là những nhà huyền bí vĩ đại, một số là những học giả vĩ đại, một số là cả hai, và hầu hết thì không phải là cả hai, số người thức tỉnh thực sự rất ít.
Quan niệm sai lầm về giác ngộ sẽ là chủ đề lớn trong cuốn sách này vì nó là chướng ngại ban đầu cho nhiệm vụ tìm kiếm giác ngộ. Không ai đến được đó bởi vì không ai biết nó ở đâu, và những người được tin tưởng để chỉ đường lại chỉ vào một phương hướng sai lầm, bởi vô vàn lý do.
Trung tâm của sự nhầm lẫn này nằm ở niềm tin rằng nhận thức bất nhị vĩnh hằng – giác ngộ – đồng nghĩa với cái trải nghiệm tạm thời về ý thức vũ trụ – sự hợp nhất huyền bí, trong khi thực tế thì hai thứ chúng hoàn toàn không có quan hệ gì. Ta có thể có một thứ mà không có thứ kia, và trong mỗi trường hợp giác ngộ có thể có hàng triệu trải nghiệm thần bí và ý thức vũ trụ tại muôn vàn cấp độ khác nhau. Tất nhiên, những trường hợp giác ngộ chân chính không hề muốn hấp dẫn sự chú ý của người khác tới họ, và chắc chắn rằng họ có nhiều hơn là vẻ ngoài (giống như ma cà rồng!). Tuy nhiên, sự thật đơn giản vẫn còn ở đó là giác ngộ và huyền học có rất ít hoặc không có điểm chung.
Bất cứ ai, bao gồm cả bản thân tôi, được nếm thử trải nghiệm hợp nhất huyền bí đều sẽ tự nhiên mặc định rằng đó là trải nghiệm đỉnh cao của con người, và tôi tin rằng nó thực là vậy. Nó kéo theo rằng ai có thể truy cập vào trạng thái ấy với tần suất càng nhiều hoặc càng dễ dàng thì càng tiếp cận đỉnh cao của con người. Tất cả đều tốt và ổn thôi cho đến khi ai đó gán mác cho nó là giác ngộ. Anh ta hoặc cô ta có thể là bậc giáng thế thần thánh hoặc hóa thân của tình yêu hoặc vị thần tối cao, nhưng giác ngộ là một thứ khác.
Sự khác biệt trọng yếu là một người là còn ở trong giấc mơ còn người kia thì không. Một người chứng ngộ chân lý còn người kia thì không. Một người ở trong ý thức còn người kia không phụ thuộc vào ý thức. Người giác ngộ đã thức tỉnh khỏi giấc mơ và không bao giờ nhầm lẫn nó với thực tại. Theo tự nhiên, họ sẽ không bao giờ cho rằng một thứ gì đó là quan trọng nữa. Với một tâm trí thức tỉnh, ngày tận thế cũng không nhiều hay ít quan trọng hơn một cành cây bị gãy. “Bậc thông thái nhìn thấy tất cả mọi thứ đều như nhau,” Gita viết như vậy. “Bậc thông thái là công bình vô tư,” Đạo viết như vậy. Người giác ngộ không hề nhận thức có thứ gì sai vì thế không cần nỗ lực sửa lại cho đúng. Không có ý tốt hơn hoặc tệ hơn, vậy tại sao phải thay đổi chúng? Những khán giả xem điện ảnh không nhảy ra khỏi ghế để cứu lấy nhân vật trong phim. Nếu một bộ phim trình chiếu một thiên thạch đang lao tới trái đất, màn hình vẫn bất động tại đó và khán giả cũng không chạy về nhà để dành thời khắc cuối cùng bên người mình yêu thương. Nếu họ làm vậy, họ sẽ bị quăng tới trại tâm thần gần nhất và điều trị chứng rối loạn hoang tưởng.
Người giác ngộ nhìn cuộc sống như một giấc mơ, vậy nên làm thế nào họ có thể phân biệt giữa đúng và sai, thiện và ác? Làm thế nào mà một loạt sự kiện có thể tốt hơn hay tệ hơn những sự kiện khác? Có thứ gì trong một giấc mơ thực sự quan trọng? Bạn thức tỉnh và giấc mơ biến mất như thể chưa từng tồn tại. Tất cả những nhân vật và những sự kiện rất đỗi chân thực chợt đơn giản biến mất. Người giác ngộ có thể đi lại và trò chuyện trong thế giới giấc mơ, nhưng họ không nhầm lẫn giấc mơ là thực tại.
Sự giác ngộ là về chân lý. Nó không phải về việc trở thành một người tốt hơn hay hạnh phúc hơn. Nó không phải là về việc phát triển cá nhân hay tiến hóa tâm linh. Một quảng cáo chính xác về giác ngộ có thể làm người lính thủy quân cứng cỏi nhất cũng phải tái mặt. Không có trò chơi nào mà phải cá cược lớn hơn nó trong thế giới này hay thế giới khác, trong chiều kích này hay chiều kích khác. Cái giá của chân lý là tất cả mọi thứ, nhưng không ai biết tất cả mọi thứ thực sự nghĩa là gì cho đến khi họ phải trả giá nó. Nói theo từ ngữ đơn giản nhất, giác ngộ là phi cá nhân, trong khi những thứ gọi là giác ngộ được bán rong ngoài kia lại là thứ cá nhân đến mức tột độ. Chúng ta sẽ phát triển đề tài này chi tiết hơn bởi vì tôi đoán rằng cuộc đời của tôi và ngôi nhà và cuốn sách này, tất cả là nhằm cho nó. Nó là đầy đủ khi nói rằng một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất trên con đường giác ngộ là khám phá ra thứ gì không phải là giác ngộ.
***
Ai đến ngôi nhà này và họ đến như nào là một điều hài hước. Rõ ràng là bạn sẽ không xuất hiện với ba lô của mình và tự nhiên như ở nhà. Marla tới từ California với Annie, cô con gái bảy tuổi. Cô ấy đã nghe được tin đồn hoặc từ một ai đó đã từng ở đây hoặc đại loại thế. Nhưng Sonaya không để cho người khác vào đây một cách dễ dàng. (Tôi đã không biết về những điều này cho tới khi Annie kể với tôi.) Marla và Annie được gửi tới một nhà khách trong thị trấn và đề xuất rằng nên ghé thăm nơi đây hằng ngày để xem người khác làm công việc gì, và công việc gì sẽ choán lấy họ.
Annie cũng nói với tôi cách mà những thứ như việc nhà, nấu ăn, chia nhau sử dụng phòng tắm, và những công việc liên quan đến nhà cửa vận hành như nào. Có vẻ như con bé có thể xử lý tất cả những việc đó khá ổn và tôi đã bất ngờ, như thường lệ, khi thoáng nhìn ra ngôi nhà là một con tàu phức tạp mà Sonaya đang điều hành, và cô ấy đã điều hành nó thành thạo đến mức như vậy.
“Cháu có thích cô Sonaya không?” Tôi hỏi Annie.
“Cô Sonaya chính là tình yêu,” Annie đáp, như thể đó là một câu hỏi rất ngu ngốc, và tôi cho rằng nó đúng thật là vậy.
Sonaya tới đây từ năm năm trước và đơn giản đảm nhận ngôi nhà. Trong vài tháng đầu tiên cô ấy ở đây tôi đã được biết rằng cô ấy đã là thành viên trong Cộng Đồng Quốc Tế cho Ý Thức Krishna trong khoảng hai mươi năm. Cô ấy cũng điều hành việc nhà việc bếp khi cô ấy ở đó. Sự thành tâm của cô ấy không hề thay đổi, cô ấy đã giải thích cho tôi một lần. Khi cô ấy ở với những người kia, cô không thực sự ở với họ mà là với Krishna, và giờ cô ấy không thực sự ở với tôi, mà là với Krishna.
Tôi hiểu điều đó. Không phải ngay lập tức, mà là dần dần theo thời gian khi nhận rằng ra trong tất cả mọi thứ, tất cả mọi hành động, trong mọi giây phút trong mỗi ngày cô ấy đang tu tập một sự thành tâm có ý thức tới chúa của cô ấy. Nó trông có vẻ như cô ấy đang nấu ăn cho nhóm người, hoặc lau nhà vì cảm giác sạch sẽ của riêng cô ấy, hoặc xử lý những thứ phức tạp trong một nhóm người lai tạp cho lợi ích của chính họ, hoặc điều hành một đạo tràng bất đắc dĩ cho tôi, nhưng một khi tôi tiếp xúc với cô ấy và chú tâm tới mọi thứ cô ấy chú tâm, well, tất cả mọi thứ, tôi đã nhìn ra điều đó. Cô ấy hiện hữu có ý thức trong mọi khoảnh khắc, và mọi khoảnh khắc đều là sự tận tâm với Krishna. Nó không liên quan gì tới tôi hay tới ngôi nhà hay bất cứ điều gì diễn ra ở đây. Sonaya đang làm việc của cô ấy, và đây chỉ là nơi mà cô ấy làm.
Và với cô ấy thì Krishna là ai hay là cái gì? Có phải anh ta là những chân dung một người trẻ tuổi da màu xanh? Là người đánh xe ngựa của Arjuna? Vishnu? Brahma? Tôi không biết. Sonaya chưa bao giờ là học sinh của tôi theo bất cứ nghĩa nào. Cô ấy chưa bao giờ hỏi tôi bất cứ thứ gì và tôi cũng chưa bao giờ ham muốn diễn giải thế giới quan của cô ấy theo những thuật ngữ của tôi hoặc của tôi sang của cô ấy. Cô ấy là người có đức tin đẹp nhất và hòa nhập trọn vẹn nhất mà tôi có đặc ân được chứng kiến. Cô ấy có thể chỉ huy quân đội hoặc điều hành các quốc gia với cùng một sự dễ dàng như quán xuyến nhà cửa ở đây. Cô ấy tỏa sáng. Cô ấy luôn phát quang và mềm mại, ngay cả khi cô ấy nghiêm khắc. Nếu như có một người huyền bí trong ngôi nhà, thì đó chính là Sonaya – cô ấy là người huyền bí. Cô ấy sở hữu khả năng làm việc đúng đắn một cách tự nhiên không tốn sức và điềm tĩnh mọi lúc và trong mọi thứ. Cô ấy ở trên và siêu việt những công việc nhà cửa mà cô ấy đang luôn đắm chìm trong. Cô ấy, giống như tôi, là một trật tự tồn tại khác, nhưng không phải là sâu bướm hay bươm bướm. Tôi không biết thứ gì tạo nên cô ấy nhưng tôi biết ơn sâu sắc khi có cô ấy bên cạnh.
Từ quan điểm của tôi, tất nhiên, Sonaya là do thiên đường gửi xuống. Sẽ không có ngôi nhà này nếu không có Sonaya. Không có cuốn sách này. Không có tôi nói lảm nhảm suốt. Well, thực ra tôi cũng vẫn sẽ lảm nhảm, nhưng rất có thể là chỉ với một con chó suy dinh dưỡng và buồn tẻ là thính giả. Tôi yêu hành tinh này và vũ trụ này và toàn bộ cái thứ nhân loại này, và một trong số những lý do tôi yêu nó là cái phép màu đang gắn giữ tất cả mọi thứ cùng với nhau. Khi tôi nhìn Sonaya, tôi thấy phép màu đó rõ ràng nhất.
***
Annie làm tôi rất vui vẻ. Tôi không có khả năng bám víu chấp trước với người lớn, nhưng chó, mèo và trẻ con lại là một chuyện khác. Annie dắt tay tôi đi qua khu vườn và ra đằng sau căn bếp mùa hè và đi xuống một trong những con mương chạy dọc theo đường cái. Vùng đất này chứa đầy những bí ẩn và kỳ quan mà con bé phải chia sẻ nếu không nó sẽ nổ tung vì có quá nhiều bí ẩn và kỳ quan liên tục rót vào. Tôi là cái van xả của con bé tại lúc này. Khi mà con bé có thể chỉ cho người khác sự kỳ diệu của một kỳ quan, nó sẽ tiến triển sang kỳ quan khác trong danh sách. Tôi không có thời gian để quan sát kỹ càng dấu chân một con nai trong vũng lầy tại khu ruộng liền kề bởi vì tôi bị kéo ngay tới hòm thư để lưu ý rằng mạng nhện đã hoàn thành xong với một con nhện và con mồi ở đó, và rồi tới cây sồi to nhất vùng để xem một tổ chim bị bỏ hoang, rồi tới hàng cây bạch dương sông để xem một tổ chim đang sinh sống, và chúng tôi phải khẩn trương nếu không thì sẽ không có thời gian cho trò chơi làm-theo-người-lãnh-đạo (nd: người chơi chọn một người lãnh đạo và những người còn lại phải bắt trước theo hành động của lãnh đạo) trước giờ thiền định.
Một tuyến đường được lên kế hoạch sáng suốt một chút sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí năng lượng tiêu tốn, nhưng Annie là một người giàu-có trong điều này và tự nhiên sẽ không để tâm đến những người kém may mắn hơn, là tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể tự giữ được mình trong khoảng hai hoặc ba phút trong trò làm-theo-người-lãnh-đạo. Sau đó thì, các động tác lộn nhào, xoay tay như bánh xe, nhảy như thỏ, nhảy lò cò, bắt đầu thu phí với tôi và tôi buộc phải giải lao với việc cố gắng ít thở hổn hển và rên rỉ nhất có thể. Tôi gục ngã xuống bãi cỏ để đợi người mang cáng đến khiêng đi. Annie giúp tôi chờ đợi bằng cách ngồi trên ngực tôi và nhún nhảy.
***
Thiền định là vào lúc 5:30 tới 7:00 chiều. Không ai bị bắt phải thiền, nhưng mọi người được yêu cầu giữ yên tĩnh trong thời gian này. Tôi không thiền nhiều, và khi tôi thiền là thường vào buổi sáng sớm, vì thế tôi tận dụng thời gian yên tĩnh này để ngồi ở ghế băng trước nhà hoặc trong phòng khách. Mọi người cũng đều hiểu rằng đây là khoảng thời gian mà tôi rảnh và sẵn có để nói chuyện nếu bất cứ ai muốn. Đôi khi một người tới và tập trung vào công việc lúc đó của họ, và đôi khi một nhóm được hình thành và sự năng động rộng mở hơn sẽ vào cuộc chơi. Tôi không ưa thích cái nào hơn. Nó thường là một khoảng thời gian dễ chịu với tôi.
Cái chủ đề mà tôi đang dạy không hề tạo ra vấn đề hay thử thách nào với tôi cả. Là một bậc thầy có nghĩa là thế, tôi cho là như vậy. Tôi biết về cái chủ đề này từ trước ra sau, từ trong ra ngoài. Tôi có thể dạy nó trong khi ngủ và có thể là tôi đã làm như thế thật. Cái thử thách là thông tin đưa ra được tiếp thu như nào. Phần lớn hoặc toàn bộ những gì tôi nói đều vừa vặn cho vào một nơi riêng trong bộ não đang tiếp thu, nhưng sẽ luôn có một thứ nào đó khác đã ở đó. Chẳng bao giờ nó là một chỗ trống chỉ đợi được lấp đầy. Không chỉ tất cả mọi chỗ đều đã bị lấp đầy trước, mà nó còn có sự bảo vệ – rất có thể là bảo vệ chặt chẽ. Nếu tôi dạy văn học Anh thì cho lớp tám thì vấn đề chỉ là giữ cho nó thú vị để sự kết nối có thể cởi mở trong khi tôi truyền tải thông tin, nhưng chuyện này thì lại khác. Không ai tới đây sau lần đầu tiên phát giác ra lĩnh vực tâm linh. Mọi người đều đã được đào tạo trước khi tới đây và cái sự đào tạo họ mang tới, nếu xét về các mục đích thực tiễn, còn tệ hại hơn cả vô dụng. Đó là thứ mà tôi đang phải đối phó, và tôi không phải là một bậc thầy trong việc mở khóa sọ não. Tôi chỉ cố gắng hết sức làm việc của mình và biết rằng thành công hay thất bại nằm ngoài sự kiểm soát của tôi.
Thật đáng kinh ngạc khi chúng ta cứ cố bám víu lấy những niềm tin của mình một cách tuyệt vọng tới mức nào. Như lịch sử đã cho thấy, cách nhanh nhất để khiến những người tử tế trở nên man rợ là can thiệp thay đổi hệ thống niềm tin của họ. Từ ngữ cho một người làm như vậy là kẻ dị giáo, và trong lịch sử thì sự trừng phạt cho kẻ đó tàn bạo hơn nhiều so với các cấp độ xúc phạm khác. Trọng yếu là người ta đến với tôi với những niềm tin đã an toàn yên vị. Không ai đến để yêu cầu tôi phá dỡ những niềm tin mà họ đã khó khăn xây dựng. Họ đến để tiếp tục xây trên cái thứ họ sẵn có, tiếp tục đi theo cái khóa học họ đã bắt đầu từ trước. Mặc dù vậy, sự phá dỡ, chính xác là thứ họ cần. Nó là thế, nếu như họ muốn thức tỉnh.
Nhưng đó là một cái “nếu như” rất to. Có bao nhiêu người thực sự muốn cái mà cái nó thực sự là? Theo tôi thấy chỉ có một phần nhỏ của một phần trăm những người tìm kiếm giác ngộ được chỉ tới đúng hướng chung. Tôi cũng sẽ nói rằng, tuy vậy, tỉ lệ đó sẽ cao hơn một chút nếu bạn xét đến cái nhóm người đã tìm đến được ngôi nhà hay tới cuốn sách này, và thông điệp này. Tại thời điểm tôi viết những dòng này, thông điệp bạn tìm thấy trong cuốn sách này và thông điệp tôi chia sẻ với những vị khách – sự giác ngộ lột bỏ những cái bẫy tâm linh của nó – là cực kỳ không phổ thông. Tôi nói rằng những người ngồi cùng tôi hoặc cầm cuốn sách này có tỉ lệ khao khát cái giác ngộ thực sự cao hơn bởi vì chúng ta đều có được thứ chúng ta cần khi chúng ta cần nó. Nếu vũ trụ đang mang bạn đến trước mặt tôi hoặc đặt cuốn sách này trong tay bạn, vậy thì bạn đã tiếp cận gần hơn đại đa số để thành thật đối mặt với cái thực tại trần trụi tại vị trí của bạn. Nó hoạt động theo cả hai chiều – khi người thầy đã sẵn sàng, học sinh sẽ xuất hiện.
Rất hiếm có một người tới đây mà đã bắt đầu con đường tôi mà tôi tán dương từ trước đó. Paul là một ví dụ cho người đó. Anh ấy vốn đã ở có tư duy chính xác và ổn trên con đường của mình. Với anh ấy, tôi là một cố vấn, là một người hướng dẫn nhẹ nhàng, là một một tiếng nói trấn an anh ấy trong những trận chiến mà anh ấy tiến hành. Nhưng đó là một ngoại lệ hiếm có. Hầu hết những người đến đây đã mua vào hoặc bị bán cho toàn bộ những thứ tâm linh ngọt ngào và ánh sáng. Họ muốn trở thành người tốt hơn, cởi mở hơn, yêu thương hơn, hạnh phúc hơn, gần hơn với Thượng Đế, và họ muốn đạt được giác ngộ tâm linh bởi vì, như tất cả đều biết, đó là nơi con đường tâm linh dẫn tới. Con đường gạch vàng có thể là một chuyến đi, nhưng đó là tất cả về xứ Oz, cưng à. (Nd: những câu trích và ẩn dụ lấy từ câu chuyện và được chuyển thể thành phim nổi tiếng Phù thủy xứ Oz.)
Họ đã bị bán cho cái giác ngộ bởi vì đó là thứ họ muốn. Tôi không biết họ nghĩ giác ngộ thực sự là gì bởi vì tôi chỉ có thể bảo họ định danh nó và họ không biết. Tôi hỏi và tôi thường chỉ nhận được những câu trả lời mơ hồ về ý thức cao hơn, tat tvam asi, hợp nhất, chân phúc, nhất thể, không có tâm trí và v.v.. Họ bán rong cho tôi cùng một thứ mà họ đã mua được từ một người bán rong khác mà không hề phát triển một sự thấu hiểu thực sự này trong giữa quá trình truyền tay đó. Một điều kỳ diệu nhỏ, bởi vì – mượn câu của nhà văn Gertrude Stein – không hề có cái “ở đó” khi đã ở đó. Cái mà họ mô tả, trong phần lớn, là một thứ huyền ảo, thần thoại thú vị đại loại kiểu Thiên Đường/Shangri La/ Niết Bàn với Ấn Độ giáo/ Phật giáo/ Kỷ Nguyên Mới cộng đồng, những người đã quyết định bước ra khỏi Cơ Đốc – Do Thái giáo thứ đã nuôi lớn họ. Có những thứ phúc lợi trong khái niệm của họ về giác ngộ đủ giúp cho nó có thể đem ra bán, nhưng vào lúc cuối ngày thì bạn hoặc là sâu bướm hoặc là bươm bướm, và cách duy nhất để một người có thể hiểu một chút ít nhất rằng bươm bướm là gì là phải trở thành nó. Không hề có chuyên gia về bươm bướm trong đám sâu bướm, bất kể có vô số người khẳng định điều ngược lại, và tôi khuyến khích những học sinh của mình ít nhất cân nhắc khả năng rằng thế giới thai nghén đầy những con sâu bướm đang khá thành công trong việc tự thuyết phục mình thực sự là bươm bướm.
Hoặc, nói một cách thẳng thừng, đại đa số những người có thẩm quyền trong việc giác ngộ chính bản thân họ không hề giác ngộ. Họ có thể là một thứ gì đó, nhưng không thức tỉnh. Một cách dễ dàng để phân biệt giữa sâu bướm và bươm bướm là nhớ rằng người giác ngộ không gắn sự quan trọng cho bất cứ điều gì, và sự giác ngộ không đòi hỏi kiến thức. Nó không can hệ gì tới tình yêu hay lòng từ bi hay ý thức.
Nó là về chân lý.