NGÃ NHẬN THỨC VÀ NGÃ VÔ MINH
Sri Ramana đôi khi chỉ ra rằng có ba loại người khao khát tâm linh. Người tiên tiến nhất nhận ra Chân Ngã ngay khi họ được cho biết về bản chất thực sự của nó. Những người ở lớp thứ hai cần phải suy ngẫm về nó một thời gian trước khi nhận thức về Chân Ngã được thành lập vững chắc. Những người thuộc nhóm thứ ba kém may mắn hơn vì họ thường cần nhiều năm thực hành tâm linh chuyên sâu để đạt được mục tiêu của Nhận Thức Chân Ngã. Sri Ramana đôi khi sử dụng một phép ẩn dụ việc đốt cháy để mô tả ba cấp độ: thuốc súng bốc cháy với tia lửa đơn, than củi cần sử dụng nhiệt trong thời gian ngắn, và than ướt cần hong khô và đốt nóng lên trong một thời gian dài trước khi nó bắt đầu cháy. Vì lợi ích của những người trong hai hạng loại hàng đầu mà Sri Ramana đã dạy rằng Chân Ngã tồn tại một mình và nó có thể được kinh nghiệm trực tiếp và có ý thức chỉ đơn thuần bằng cách ngừng chú ý đến những ý tưởng sai lầm chúng ta có về bản thân. Những ý tưởng sai lầm này ông ấy gọi chung là ‘bất-Ngã’ vì chúng là sự bồi đắp tưởng tượng của những quan niệm sai lầm và những nhận thức sai lầm làm che đậy một cách hiệu quả trải nghiệm thực sự của Chân Ngã. Nhận thức sai lầm chính là ý tưởng rằng Ngã là giới hạn của cơ thể và tâm trí. Ngay sau khi người ta ngừng tưởng tượng rằng mình là một cá nhân, sống trong một cơ thể cụ thể, toàn bộ cấu trúc thượng tầng của những ý tưởng sai lầm sụp đổ và được thay thế bằng nhận thức chủ động và vĩnh viễn về Chân Ngã.
Ở cấp độ giảng dạy này, không có câu hỏi về sự nỗ lực hoặc việc thực hành. Tất cả những gì cần thiết là biết rằng Chân Ngã không phải là một mục tiêu cần đạt được, nó chỉ đơn thuần là sự nhận thức bao trùm khi tất cả những ý tưởng hạn chế về bất-Ngã đã bị loại bỏ.
H: Làm thế nào để tôi đắc được Giác Ngộ Chân Ngã?
Đ: Giác Ngộ không phải là thứ để đạt được sau này; nó vốn đã ở đó rồi. Tất cả những gì cần thiết là loại bỏ suy nghĩ “Tôi chưa giác ngộ”. Sự tĩnh lặng hay bình yên là giác ngộ. Không khi nào mà Chân Ngã không hiện hữu. Bất kể khi nào có nghi ngờ hoặc cảm giác không giác ngộ, ta nên cố gắng loại bỏ những điều này, những suy nghĩ đó. Chúng là do sự đồng hóa của Chân Ngã với bất-Ngã. Khi cái bất-Ngã biến mất, Chân Ngã duy tại. Giống như khi tạo khoảng không gian, chỉ cần loại bỏ các đồ vật là đủ. Không gian không thể là được mang từ nơi khác vào.
H: Vậy ta không thể giác ngộ được nếu không có vasana-kshaya [sự phá hủy các khuynh hướng tâm trí], làm cách nào tôi nhận ra trạng thái mà trong đó những khuynh hướng bị tiêu diệt một cách hữu hiệu?
Đ: Bạn đang ở trong trạng thái đó ngay hiện tại rồi.
H: Có phải điều đó có nghĩa rằng khi ta tập trung vào Chân Ngã, những khuynh hướng tâm trí sẽ bị phá hủy, và khi nào chúng sẽ lại tái xuất?
Đ: Chúng sẽ bị phá hủy nếu như bạn trú tại như chân tánh của mình.
H: Làm thế nào để tôi có thể chạm tới Chân Ngã?
Đ: Không có chuyện chạm tới Chân Ngã. Nếu muốn chạm tới Chân Ngã, nó có nghĩa là Chân Ngã không ở đây và bây giờ và nó vẫn chưa đạt được. Những gì có được sau này cũng sẽ bị mất. Vì vậy nó sẽ là vô thường. Cái gì không trường tồn thì không đáng phấn đấu. Vì vậy tôi nói cái Chân Ngã không phải thứ để đạt được. Bạn là Chân Ngã, bạn đã là cái đó.
Thực tế là bạn không biết gì về trạng thái hạnh phúc của mình. Sự vô minh xảy đến và kéo một bức màn che trên Chân Ngã thuần khiết phúc lạc. Sự nỗ lực là chỉ nhằm mục đích xóa bỏ bức màn của sự vô mình thứ vốn chỉ đơn thuần là kiến thức sai. Kiến thức sai là sự đồng hóa sai lầm với thân thể và tâm trí. Thân phận sai lầm này nhất định phải xóa đi, và sau đó chỉ có Chân Ngã vẫn còn tại.
Do đó, giác ngộ là dành cho tất cả mọi người; không có cái giác ngộ khác biệt giữa những người tìm kiếm nó. Chính cái nghi ngờ rằng liệu ta có thể giác ngộ hay không, và khái niệm “Tôi vẫn chưa giác ngộ” chính là những chướng ngại vật. Hãy giải thoát mình khỏi những trở ngại này.
H: Cần bao nhiêu thời gian để đạt được ‘mukti’ (sự giải thoát)?
Đ: Mukti không thể đạt được trong tương lai. Nó ở ngay tại đây và bây giờ mãi mãi.
H: Đồng ý, nhưng tôi không trải nghiệm được nó.
Đ: Sự trải nghiệm ở ngay tại đây và bây giờ. Không ai có thể phủ nhận chính Chân Ngã mình.
H: Đó là sự tồn tại, không phải sự hạnh phúc.
Đ: Tồn tại là như hạnh phúc và hạnh phúc cũng giống như vậy, như tồn tại. Từ mukti thật là khiêu khích. Tại sao người ta nên tìm kiếm nó? Một người tin rằng có sự trói buộc và do đó tìm kiếm sự giải thoát. Nhưng thực tế là không có sự trói buộc nào mà chỉ có sự giải thoát. Tai sao gọi nó bằng một cái tên và tìm kiếm nó?
H: Đúng. Nhưng chúng tôi là kẻ vô minh.
Đ: Vậy nên chỉ xóa bỏ sự vô minh. Đó là tất cả những gì cần phải làm. Tất cả câu hỏi liên quan đến mukti là không thể chấp nhận được. Mukti có nghĩa là giải thoát
khỏi trói buộc, vì vậy nó khẳng định sự tồn tại hiện tại của trói buộc. Không có trói buộc và do đó cũng không có mukti.
H: Có một số người tây phương đã có sự chứng ngộ chớp nhoáng về ý thức vũ trụ, bản chất của điều này là gì?
Đ: Nó đến như một tia chớp và biến mất cũng như vậy. Cái có một bắt đầu cũng phải có kết thúc. Chỉ khi cái ý thức luôn thường hằng này được nhận ra nó sẽ là vĩnh viễn. Ý thức quả thực luôn ở bên chúng ta. Tất cả đều biết là ‘ta tồn tại’. Không ai có thể phủ nhận bản thể của chính mình. Người ở trong giấc ngủ sâu không nhận thức được; trong khi tỉnh táo, anh ta dường như nhận thức được. Nhưng đó vẫn là cùng một người. Không có gì thay đổi giữa người ngủ và cái người bây giờ đã tỉnh. Trong giấc ngủ say, anh ta không nhận thức được cơ thể của mình và vì vậy không có ý thức cơ thể. Trong trạng thái tỉnh táo, anh ta nhận thức được thân thể của anh ta và do đó có ý thức – thân thể. Do đó sự khác biệt nằm trong sự xuất hiện của ý thức cơ thể và không có bất kỳ thay đổi nào trong ý thức thực sự.
Thân thể và ý thức thân thể cùng nhau khởi sinh và chìm xuống cùng với nhau. Tất cả những điều này có nghĩa là không có giới hạn trong giấc ngủ sâu, trong khi có những hạn chế trong trạng thái thức. Những hạn chế là sự trói buộc. Cảm giác rằng ‘tôi là thân thể’ là một sai lầm. Ý thức sai lầm này về cái tôi này phải xóa đi. Cái tôi chân chính thì thực sự luôn ở đây. Nó ở đây và bây giờ. Nó không bao giờ xuất hiện lần nữa và biến mất một lần nữa. Nó là thường hằng vĩnh tại. Cái mà xuất hiện tuần hoàn thì cũng sẽ mất đi.Giống như giấc ngủ sâu và thức giấc. Cơ thể xuất hiện ở một trạng thái này nhưng không phải có ở trong trạng thái kia. Do đó cơ thể sẽ bị mất đi. Cái ý thức tồn tại trước khi có thân thể sẽ vẫn tồn tại sau khi thân thể tan biến.
Không có ai nói rằng ‘Ta không tồn tại’. Kiến thức sai lầm rằng ‘Tôi là cơ thể’ là nguyên nhân của tất cả mọi tai ác. Cái sai lầm này phải xóa đi. Đó là giác ngộ. Giác ngộ không phải là thu nhận bất cứ điều gì mới cũng không phải là một năng lực. Đó chỉ là sự loại bỏ tất cả các vỏ bọc. Sự thật cuối cùng rất đơn giản. Nó không có gì khác hơn là ở trong trạng thái nguyên sơ. Đó là tất cả những gì cần phải nói.
H: Có phải một người trong trạng thái ngủ sâu thì gần với ý thức thuần khiết hơn so với trạng thái thức?
Đ: Trạng thái ngủ, mơ và thức chỉ là những hiện tượng đơn thuần xuất hiện trên Chân Ngã mà bản thân nó đứng yên. Nó cũng là một trạng thái của sự nhận thức đơn giản. Có ai có thể rời xa Chân Ngã bất cứ giây phút nào không? Câu hỏi này chỉ có thể nảy sinh nếu điều đó có thể.
H: Không phải người ta vẫn thường nói rằng một người trong trạng thái ngủ sâu thì gần với ý thức thuần khiết hơn so với trạng thái thức sao?
Đ: Câu hỏi cũng có thể nói theo cách khác là ‘Trong trạng thái ngủ thì tôi gần chính bản thân mình hơn trạng thái thức? Chân Ngã là ý thức thuần khiết. Không ai có thể rời xa Chân Ngã. Câu hỏi chỉ có thể thực hiện được nếu có tính nhị nguyên. Nhưng không có nhị nguyên trong trạng thái ý thức thuần khiết. Cùng một người ngủ, mơ và thức dậy. Trạng thái thức là được coi là đầy những điều đẹp đẽ và thú vị. Sự vắng mặt kinh nghiệm như vậy khiến người ta nói rằng trạng thái ngủ là buồn tẻ. Trước khi chúng ta tiếp tục làm rõ điểm này. Bạn có thừa nhận rằng bạn tồn tại trong giấc ngủ của bạn không?
H: Có!
Đ: Bạn cũng vẫn là một người như cũ khi bạn thức dậy, đúng không?
H: Đúng vậy.
Đ: Vì thế, có một sự liên tục trong giấc ngủ và trạng thái thức. Cái liên tục đó là gì? Đó chính là trạng thái tồn tại thuần túy.
Có sự khác biệt giữa hai trạng thái. Các các vẫn đề, cụ thể là cơ thể, thế giới và các đối tượng xuất hiện trong trạng thái thức nhưng chúng biến mất trong giấc ngủ.
H: Nhưng tôi không có nhận thức trong giấc ngủ?
Đ: Đúng, không có nhận thức về cơ thể hoặc về thế giới. Nhưng bạn phải tồn tại trong giấc ngủ của bạn để bây giờ có thể nói rằng ‘tôi đã vô thức trong giấc ngủ’. Ai đang nói điều đó? Đó là người đang thức. Người ngủ không thể nói như vậy. Có nghĩa là, cá nhân hiện đang xác định cái Ngã là cơ thể nói rằng sự nhận thức không tồn tại trong ngủ. Bởi vì bạn đồng nhất bản thân với cơ thể, bạn nhìn thấy thế giới xung quanh bạn và nói rằng trạng thái thức dậy được lấp đầy bởi vẻ đẹp và những điều thú vị. Trạng thái ngủ có vẻ buồn tẻ bởi vì bạn không ở đó với tư cách là một cá nhân và do đó những thứ này đã không hiện hữu. Nhưng đâu mới là sự thật? Có một sự liên tục ở cả ba trạng thái, nhưng không có tính liên tục của cá nhân và các đối tượng.
H: Đúng vậy.
Đ: Cái mà liên tục cũng là trường tồn, cái đó là vĩnh viễn. Cái mà không liên tục là nhất thời.
H: Phải.
Đ: Do đó trạng thái tồn tại là vĩnh hằng trong khi cơ thể và thế giới thì không phải vậy. Chúng là những hiện tượng thoáng qua trên màn hình của ý thức hiện hữu, cái vĩnh hằng và cố định.
H: Nếu nói một cách tương đối có phải một người trong trạng thái ngủ sâu thì gần với ý thức thuần khiết hơn so với trạng thái thức?
Đ: Nó đúng theo nếu hiểu theo cách này: Khi chuyển từ trạng thái ngủ sang khi thức giấc ‘ý nghĩ về cái Tôi’ [bản thân cá nhân] phải bắt đầu và tâm trí phải đi vào cuộc chơi. Sau đó, suy nghĩ nảy sinh và các chức năng của cơ thể đi vào hoạt động. Tất cả những điều này cùng nhau khiến chúng ta nói rằng chúng ta đang thức. Sự trống vắng của tất cả sự khởi sinh này là đặc điểm của giấc ngủ và do đó nó gần với ý thức thuần túy hơn là trạng thái thức. Nhưng ta không nên ham muốn ở mãi mãi trong giấc ngủ. Đầu tiên thì điều đó là không thể, vì nó nhất thiết sẽ được thay thế với các trạng thái khác. Thứ hai, nó không thể là trạng thái hạnh phúc của jnani, vì trạng thái của người ấy là vĩnh viễn và không thay đổi. Hơn nữa, trạng thái ngủ không được mọi người công nhận là một trong những nhận thức, nhưng bậc thánh nhân thì luôn luôn nhận thức. Do đó trạng thái ngủ khác với trạng thái của thánh nhân an trú.
Hơn nữa, trạng thái ngủ không có suy nghĩ và ấn tượng đối với cá nhân. Nó không thể bị thay đổi bởi ý chí của một người bởi vì nỗ lực là không thể trong điều kiện đó. Mặc dù gần hơn ý thức thuần khiết, nó không phù hợp cho nỗ lực để nhận ra Chân Ngã.
1 Comment