Ghi chú của người biên tập

Việc khám phá ra một tác giả mới đáng tin cậy giống như khám phá một hành tinh hoặc ngôi sao mới trong sự mở rộng vô hạn của thiên đàng. Khi tôi viết những dòng này, tôi có thể hình dung những gì William Herschel có thể đang cảm thấy như khi anh ấy khám phá ra Sao Thiên Vương.

Ramesh S. Balsekar, tác giả của tác phẩm này, là một ngôi sao sáng chói mới, lộng lẫy và lấp lánh, tuy nhiên, đã làm bùng nổ nền tảng bí ẩn của văn tự bí truyền, tạo ra ý nghĩa to lớn nhưng bản thân lại khá thờ ơ với sự rực rỡ của chính mình. Khi, sau khi lướt qua một vài chương bản thảo của ông ấy từ một người bạn chung đã mang đến cho tôi, tôi đã tới gặp ông ấy và nói với ông ấy rằng tôi đã vô cùng ấn tượng như thế nào, ông ấy ngây người nhìn tôi. “Tôi không phải là tác giả”, ông ấy nói, và “những gì tôi viết không phải để xuất bản, mà là để bản thân hiểu biết rõ ràng về lời dạy của Thầy, để được hướng dẫn tốt hơn và để vui lòng chính tôi mà thôi”. Rất khó để thuyết phục ông ấy rằng những gì ông viết vì niềm vui của mình lại có thể có lợi ích cho hàng ngàn người khác, một khi nó đã được xuất bản thành sách. Ông ấy lắng nghe tôi mà không trả lời— một nụ cười bí ẩn trên môi, thái độ niềm nở, nhưng hoàn toàn không quan tâm.

Rõ ràng khi ở đã tuổi lục tuần và được tu dưỡng rất tốt trong nhiều năm, Balsekar có nước da sáng, khá đẹp trai và dễ mến, nhưng bản thân khá ít nói. Khi ông ấy chọn nói chuyện, ông nói với một sự thận trọng và từ xa giống như một chủ tịch ngân hàng trò chuyện với người đến vay. Sau này tôi lại bị bất ngờ khi biết rằng ông ấy thực sự là một chuyên viên ngân hàng và đã nghỉ hưu với tư cách là một người điều hành cao cấp nhất của một trong những ngân hàng hàng đầu ở Ấn Độ.

Rõ ràng, với tư cách là một người đi vay, tôi đã tỏ ra là khá ngoan cường, vì tôi đã thành công trong việc vay mượn được từ Balsekar bản thảo của ông ấy trong một vài ngày cho sự giác ngộ của cá nhân tôi với tư cách là một người ngưỡng mộ sự giảng dạy của Maharaj.
Và khi tôi đọc qua, tôi thấy nó nằm ngoài mong đợi cao nhất của tôi. Tôi không lãng phí chút thời gian nào và gọi điện cho ông ấy đề nghị xuất bản tác phẩm. Sau một thời gian im lặng ngắn và khá là không quan tâm, ông cũng gật đầu ưng thuận.

Tôi đã đọc lại bản thảo, rất cẩn thận, với tư cách là một độc giả quan tâm sâu sắc, bỏ qua chuyên môn biên tập viên của tôi sang một bên. Và trong khi đọc nó, tôi đã trải nghiệm trong nháy mắt, trong giây lát, sự thật về bản chất của tôi, khác với những gì tôi nghĩ về tôi, hoặc những vẻ ngoài của tôi. Tôi chưa bao giờ có một trải nghiệm như này trước đây. Vài năm trước, khi tôi có may mắn được biên tập và xuất bản các cuộc trò chuyện của Sri Nisargadatta Maharaj, có tựa đề Ta là Cái Đó (I am That), tôi đã cảm thấy tác động của sự sáng tạo nguyên bản của ông ấy và lý luận trường phái Socrate, nhưng thậm chí không có một cái nhìn thoáng qua về Chân Lý hoặc Thực Tại hoặc về thực thể thực sự của tôi, như bây giờ. Và tác phẩm này, bởi vì Balsekar không chỉ lặp lại các từ do Maharaj nói trong văn bản, mà ông ấy còn diễn giải chúng bằng cái nhìn sâu sắc và sáng suốt và sự hiểu biết sâu sắc. Ông viết với một sức mạnh và một thẩm quyền nội tại bắt nguồn từ chính Maharaj, như nó đã là. Ông ấy không tranh luận; ông ấy chỉ thông báo. Những lời khẳng định của ông có bản chất là những tuyên bố thay mặt cho bậc Thầy.

Tôi chưa bao giờ là một vị khách thường xuyên của Maharaj, nhưng tôi đã tham dự các phiên thoại của ông ấy khá thường xuyên, bất cứ khi nào tôi có thời gian rảnh rỗi. Một tín đồ tận tâm của Maharaj, tên là Saumitra Mullarpattan, người thông thạo tiếng Marathi và tiếng Anh, từng làm thông dịch viên. Tuy nhiên trong một vài lần, tôi phát hiện ra một người không quen đang làm thông dịch viên và tôi đã bị ấn tượng bởi giọng điệu rất có thẩm quyền khi ông truyền đạt câu trả lời của Maharaj cho những người hỏi. Ông ấy ngồi với đôi mắt nhắm lại và phát ra những lời thông thái của Maharaj những đặc điểm tối hậu giống như vị Thầy. Cứ như thể chính Maharaj đang nói bằng tiếng Anh, là một sự tráo đổi.

Sau khi hỏi thì tôi được biết rằng thông dịch viên là một tín đồ mới của Maharaj, tên là Balsekar. Tại cuối một phiên thoại, khi mọi người đang tản ra, tôi tự giới thiệu mình với ông ấy và khen ngợi ông ấy vì sự thông dịch xuất sắc của ông cho những lời dạy của Maharaj. Nhưng ông ấy không phản hồi, như thể ông không nghe thấy tôi chút nào. Ngạc nhiên trước thái độ khó gần của ông, tôi rời đi và không bao giờ nghĩ đến ông ấy nữa cho đến khi liên quan đến cuốn sách này. Và bây giờ tôi nhận ra mình đã sai lầm khủng khiếp như thế nào khi hình thành những định kiến đó về ông ấy. Tôi nên nghĩ rằng ông ấy đã sống ở một cấp độ tồn tại khác, vượt qua sự tầm khen ngợi và đổ lỗi. Tôi lẽ ra phải hiểu rằng ông ấy đã là một với Thầy và không có gì khác quan trọng đối với ông. Và điều đó đã được chứng minh bằng tác phẩm hiện tại của ông ấy, chúng tôi tìm thấy sự hiện diện của Maharaj trên mỗi trang giấy – sự nhanh nhẹn về tinh thần đặc biệt của ông ấy, các kết luận logic chặt chẽ, tư duy tổng thể của ông ấy, bản sắc hoàn chỉnh của ông ấy với sự nhất thể lại xuất hiện như sự đa dạng.

Có một điều thú vị là trong Lời nói đầu của ông cho cuốn sách, Balsekar gần như tước bỏ quyền tác giả của cuốn sách. Ông ấy nói rằng những tư liệu xuất hiện trong cuốn này xuất hiện một cách tự nhiên, như được ra lệnh, trong một cơn điên cuồng vi tế nó đã tự tới hiện hữu với tôi, bởi một sức mạnh cưỡng chế không thể bị từ chối. Tôi tin sự tự thuật ông ấy. Và tôi nghĩ rằng độc giả khi đọc qua, cũng sẽ đồng ý với tôi. Vì không có gì trong tác phẩm này có thể được coi là sự tự phóng chiếu của tác giả, không có ngẫu hứng, không có trích dẫn học được từ kinh điển; không có chùm lông vay mượn dưới bất kỳ hình thức nào. Những suy nghĩ được đề xướng bởi Balsekar mang những chữ ký im lặng của Đạo sư. Chúng dường như đến từ một tri thức chói sáng, một nguồn vinh quang rực rỡ của Chân lý lấp đầy bên trong ông ấy.

Tác phẩm này, mang tên Những chỉ điểm của Nisargadatta Maharaj, là chính Maharaj. Nó thực sự là một loại khóa học sau tốt nghiệp cho độc giả đã thấm nhuần những gì mang đến trong cuốn Ta là Cái Đó. Nó bao gồm những giáo lý cuối cùng của Thầy ở thời kỳ thăng hoa nhất và nó vượt xa những gì ngài đã dạy trong những năm trước đó. Tôi mạo hiểm để nói rằng thực sự không thể có kiến thức nào cao hơn những gì cuốn sách này chứa đựng. Tôi cũng mạo hiểm để nói rằng không ai ngoại trừ Balsekar có thể giải thích những kiến thức này, vì không một ai trong số những người gần gũi với Maharaj có thể hiểu được lời dạy của ông như vậy sâu sắc như Balsekar.

Một số tín đồ của Maharaj mà tôi biết đã tham dự các phiên thoại của ông ấy trong hai mươi năm hoặc hơn, nhưng tâm lý của họ không hề thay đổi và họ tiếp tục là những thực thể y hệt như họ đã từng là trong hai thập kỷ trước. Mặt khác, mối quan hệ cá nhân của Balsekar với Maharaj, mở rộng qua một khoảng thời gian vừa đủ ba năm. Nhưng những liên kết như vậy nếu có thể đo lường cũng sẽ không thể được đo lường bằng thời gian. Điều quan trọng hơn thời gian liên kết là do khả năng tiếp thu đặc biệt, vốn là sở trường của Balsekar. Tôi không nghi ngờ rằng tấm áo choàng của Maharaj đã rơi vào đôi vai ông ấy. Vì muốn có một cách diễn đạt tốt hơn, tôi thậm chí có thể nói rằng Balsekar là cái tự ngã thay thế sống động của Maharaj, mặc dù ông ấy không có khuynh hướng đóng vai một người thầy. Việc ông ấy đã bão hòa với Jnana được truyền thụ bởi Đạo Sư được thể hiện rõ ràng hơn trong cuốn sách này. Nhưng, tôi thu hút sự chú ý của người đọc đặc biệt chú ý đến bài viết đặc biệt của ông có tựa đề, ‘Cốt lõi của việc giảng dạy’ đối mặt với triết lý độc đáo của Maharaj (Phụ lục I) cũng như ghi chú đáng kinh ngạc của ông về vấn đề khó khăn của Ý thức khó (Phụ lục II). Độc giả không nên bỏ lỡ những điều này.

Trước khi kết thúc, tôi xin kể lại một sự cố thú vị trong đó cái người biên tập trong tôi có một cuộc đụng độ với người tác giả ở trong Balsekar. Sự xa cách và bất cần của ông ấy luôn khiến tôi khó chịu. Ông ấy tốt nghiệp Đại học London và có trình độ tiếng Anh tốt. Tôi không thể dễ dàng tìm ra lỗi ngôn ngữ của ông ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng cải thiện khả năng diễn đạt và cách diễn đạt của ông ấy ở chỗ này và chỗ khác, như một biên tập viên phải làm! Ông ấy đã chú ý đến những ‘cải tiến’ không mời mà tới và giữ im lặng với sự lãnh đàm thường ngày của mình. Rõ ràng là ông ấy đã tạo ra một đức tính ít nói của mình, cũng như tôi đã tạo ra một đức tính tiết kiệm của mình. Tôi cảm thấy rằng chúng tôi ở trong trạng thái tương phản. Mong muốn có được mối quan hệ với ông ấy, tôi đã muốn lôi ông ấy ra khỏi vỏ bọc của mình. Nhưng nó chỉ giống như tôi đang đâm đầu vào một cái máy. Tôi đã công kích cách trình bày của ông ấy về một trong những khía cạnh của giáo lý của Maharaj (mặc dù tôi thực sự đồng tình với nó) và ông ấy bùng nổ đột ngột. Cuộc phản công của ông ấy thật tàn khốc và tôi rất vui rằng cái vỏ bọc cuối cùng đã bị vỡ. Tuy nhiên, ôngấy đã nhanh chóng bình tĩnh khi tôi đồng ý với ông mà không khó khăn mấy. Và đôi mắt ông lại rạng rỡ đầy thân thiện. Thói quen vòng vo và xa cách biến mất, nhường chỗ cho một sự gần gũi mới giữa chúng tôi. Sau đó, chúng tôi đã làm việc cùng nhau về cuốn sách; trên thực tế, ông ấy cho phép tôi toàn quyền tự do với bản thảo của ông ấy và không bao giờ bận tâm đến việc bổ sung hoặc những thay đổi tôi đã lựa chọn để thực hiện. Chúng tôi đã phát triển một mối quan hệ rất cần thiết giữa chúng tôi, mà đó thực sự là một phần thưởng lớn với tôi. Ông ấy đã xem lại qua về bản thảo lần cuối trước khi nó được gửi đến nhà xuất bản và dường như khá mừng với nó.

Tôi hỏi ông ấy liệu ông có viết cho chúng tôi một cuốn sách khác về lời giảng của Thầy không. Ông ấy đã mỉm cười lờ mờ và có lẽ có một cái gật đầu khó nhận ra.

Sudhakar S. Dikshit
Người biên tập


Bombay
Tháng 3 năm 1982

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.