Đặc điểm nổi bật trong các cuộc nói chuyện của Maharaj với các vị khách là cảm giác tự phát toàn phần của họ. Các chủ đề không bao giờ được chọn từ trước, nhưng cách nói của Maharaj có một sự đàn hồi độc đáo, mang lại cho người khác một sự tươi mới phấn khích mọi lúc. Và người ta ngạc nhiên cả khi biết rằng ông đã luôn nói như thế mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào trước đó, hai phiên một ngày, mọi ngày trong tuần kể cả Chủ nhật, trong nhiều năm qua. Và sau đó, trên hết, Maharaj nói với một nụ cười thích thú: Tôi nói về điều gì? Chỉ có một chủ đề, cùng một chủ đề giống nhau— bạn và tôi, thế giới bên ngoài, và Thượng Đế.
Nói chung, Maharaj không bận tâm đến thính giả của mình trước khi mở đầu bất kỳ chủ đề nào xuất hiện trong tâm trí ông ấy. Đôi khi căn phòng áp mái nhỏ của ông ấy được lấp đầy sức chứa chỉ trong vòng khoảng mười lăm phút. Có những lúc khác, khi ông ấy bắt đầu nói – hoặc có thể nói là ông đang suy nghĩ thành lời – gần như chỉ có ba hoặc bốn người có mặt. Nhưng nó không có gì khác biệt đối với ông ấy. Ông ấy có thể nói chuyện với một người tìm kiếm duy nhất, nếu ông lựa chọn như vậy, và nói với anh ta một cách say mê những giáo lý cơ bản của mình, liên hệ chúng với nhau và đặt chúng ở quan điểm đúng đắn. Tâm trí của ông ấy là tâm trí tổng thể, thứ vượt ra ngoài sự thực dụng. Tư duy của ông ấy là tư duy tổng thể.
Một buổi sáng, khi tôi bày tỏ sự kính trọng với Maharaj và ngồi xuống, tôi thấy rằng chỉ có hai người khác có mặt. Maharaj đột nhiên nói: Sự khác biệt giữa ‘nhận thức’ (awareness) và ‘ý thức’ (consciousness) là gì, nếu có? Khi một điều gì đó như thế này xảy ra, người ta không thực sự biết liệu mình có thể mong đợi một câu trả lời như thế nào, hoặc liệu có phải ông ấy chỉ đang suy nghĩ thành lời. Mọi người do dự không trả lời vì e sợ sẽ phá vỡ dòng suy nghĩ của ông ấy. Nhưng sau đó, ông ấy lại nói: Tại sao các bạn không trả lời? Có phải các bạn đã cố lãng phí thời gian của tôi, lắng nghe các phiên thoại suốt những ngày qua? Tuy nhiên, trong sáng nay, ông ấy đã tiếp tục nói mà không cần đợi ai trả lời.
Ông quan sát thấy rằng nhận thức là của Cái Tuyệt Đối, và do đó, vượt ra ngoài ba Guna; trong khi ý thức là thứ được nuôi dưỡng và bị giới hạn bởi cơ thể thực phẩm này. Khi mà cơ thể thực phẩm này bị tiêu-diệt, ý thức cũng biến mất. Bạn phải lưu ý rằng, không có ai chết – cơ thể, được cấu thành từ năm nguyên tố khi mất đi sự sống sẽ hòa trộn các nguyên tố vào nhau, và ý thức, thứ phải vốn phải chịu đựng 3 Guna, trở nên giải phóng khỏi chúng. Nhận Thức là trạng thái nguyên thủy ban đầu, trước khi khái niệm về không-thời gian, không có tác nhân, không cần tương hỗ. Nó chỉ đơn giản là hiện hữu. Tuy nhiên, thời điểm quan niệm về ý thức phát sinh trên trạng thái nhất thể nguyên thủy này, tri giác ‘ta tồn tại’ xuất hiện, gây ra điều kiện của tính nhị nguyên. Ý thức phải tồn tại với một hình thức, vì nó là một sự phản chiếu của nhận thức xuống một bề mặt của vật chất. Người ta không thể nghĩ về ý thức mà không có nhận thức; không thể có sự phản chiếu của mặt trời mà không có mặt trời. Nhưng có thể có nhận thức mà không có ý thức. Ví dụ, trong giấc ngủ sâu, không có ý thức (nó đang nghỉ ngơi) nhưng nhận thức chắc chắn ở đó, bởi vì, khi thức dậy, người ta nhận thức được về việc đã ngủ; nhưng chỉ khi đã thức dậy.
Maharaj không bao giờ cho phép chúng ta quên rằng chỉ có ý thức mới là người bạn đồng hành thường hằng với ta, và sự chú ý liên tục đến luồng ý thức sẽ đưa một người tới Nhận Thức – sự tồn tại căn bản, cái là cuộc sống-tình yêu-niềm vui. Theo Maharaj, việc ý thức được rằng mình đang có ý thức đã là một chuyển động hướng tới Nhận Thức. Tâm trí chính nó luôn có bản chất hướng ngoại, luôn có xu hướng tìm kiếm nguồn gốc của sự vật bên trong bản thân sự vật. Khi nào nó hướng tới cội nguồn bên trong, nó gần giống như sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Nhận thức thay thế ý thức. Cái ‘ta tồn tại’, là một tư tưởng trong ý thức, không còn nữa. Trong nhận thức không có suy nghĩ. Nhận thức là nguồn gốc của ý thức. Maharaj gợi ý một bài tập thể dục tinh thần là ngồi yên lặng và quan sát những gì xuất hiện trên bề mặt của tâm trí. Chúng tôi gọi tư tưởng giống như những gợn sóng trên mặt nước. Tư tưởng luôn dẫn đến việc xác định thân phận hoặc
sự chỉ trích; chúng là sản phẩm của những quan niệm được hình thành trước và cản trở sự thấu hiểu đích thực. Giống như mặt nước phẳng lặng khi không có gợn sóng, tâm trí cũng thanh thản khi không có suy nghĩ, khi nó thụ động và hoàn toàn cởi mở tiếp thu.
Maharaj nói, trong tấm gương của tâm trí bạn, tất cả các loại hình ảnh sẽ xuất hiện, ở lại một lúc và biến mất. Lặng lẽ nhìn chúng đến và đi. Hãy cảnh giác, nhưng không bị kéo theo hoặc xua đuổi chúng. Quan trọng nhất là không được tham gia vào chúng. Thái độ im lặng sẽ có tác dụng, loại bỏ dần dần tất cả những suy nghĩ vô ích, như những vị khách không mong muốn sẽ bị phớt lờ. Bằng cách ở trong chính bạn, nghĩa là, ở trong cái ‘Ta tồn tại’, bằng cách quan sát dòng chảy của tâm trí, không can thiệp hoặc phán xét, như một người nhân chứng không quan tâm, cái không biết ‘sâu xa’ sẽ được thúc đẩy xuất hiện lên trên bề mặt của ý thức và giải phóng năng lượng chưa được sử dụng của nó và cho phép bạn hiểu được bí ẩn về nguồn gốc của sự sống.