Tôi vốn không có ý định viết một cuốn sách về giáo lý của Sri Nisargadatta Maharaj. Những tư liệu xuất hiện trong cuốn này xuất hiện một cách tự nhiên, như được ra lệnh, trong một cơn điên cuồng vi tế nó đã tự tới hiện hữu với tôi, bởi một sức mạnh cưỡng chế không thể bị từ chối. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc viết nó ra, để giản lược sự trừu tượng của sự thấu hiểu của bậc Thầy dưới cấp độ ngôn từ. Trên thực tế nó giống như là tôi đang lắng nghe chứ không phải đang viết mặc dù trước mắt cây bút của tôi vẫn đang hình thành các từ ngữ và câu cú trên giấy.
Khi đoạn đầu tiên, hiện tại là một chương trong cuốn sách này, được viết, tôi thấy rằng suy nghĩ của tôi là đang chạy trước cả bài viết. Và những gì tôi viết xong sẽ được cất ngay vào một thư mục mà không hề được đọc lại. Sau đó, tôi không mong đợi rằng mình sẽ viết quá nhiều nhưng thực tế nó đã lên đến hơn năm mươi đoạn. Mỗi lần như vậy tôi sẽ có cảm giác bắt buộc phải viết một văn bản cụ thể về chủ đề mà mà Maharaj đã xử lý; và mỗi bài được đưa vào thư mục mà không được sửa đổi hoặc thậm chí đọc qua.
Khi khoảng mười lăm bài viết đã được cất đi như vậy, một người bạn của tôi, Keki Bunshah của Hồng Kông, một tín đồ nhiệt thành, đã đến thăm nhà tôi. Rồi chúng tôi thảo luận về một số điểm nhất định, tôi có đề cập rằng tôi vừa mới viết về chủ đề này ngay tại ngày hôm trước đó. Tất nhiên Keki, luôn hứng thú hơn bao giờ hết, sẽ không để tôi thoát khỏi những gì tôi vừa nói và khăng khăng xin được đọc bài viết. Sau đó, tất nhiên, anh ấy cũng đọc những bài viết khác luôn. Sau đó anh ấy đã đánh máy lại chúng, tất nhiên là có một bản sao chép cho riêng anh ấy!
Lúc này, tôi thấy mình thực sự khó xử vì tôi đã không nói cho Maharaj về bất cứ điều gì về những bài viết bởi trực giác này. Trong thực tế, tôi đã không nói điều này với bất cứ ai, thậm chí với cho người bạn và đồng nghiệp của tôi, Saumitra Mullarpattan, người đã phiên dịch những cuộc trò chuyện của Maharaj rất lâu trước khi tôi cũng được Maharaj yêu cầu làm như vậy. Vào lúc tôi nói với Mullarpattan những bài viết trực giác và sự khó xử của tôi, con số bài viết đã tăng lên khoảng 25.
Cảm hứng viết lách dường như đến vào những khoảng thời gian không đều đặn; Có lúc tôi bắt buộc phải lao vào viết năm hoặc sáu bài cùng một lúc và sau đó không có gì trong vài ngày.
Một buổi sáng, sau một phiên thoại thông thường, Mullarpattan và tôi đang lái xe đưa Maharaj ra ngoài, đột nhiên Mullarpattan đề cập đến những bài viết này. Anh ấy, giống như tôi, biết thực tế là Maharaj thường không khuyến khích những người sùng đạo của mình viết hoặc giảng dạy, có lẽ vì hai lý do:
a) người viết liên quan có thể đã không hiểu chủ đề đủ sâu, hoặc anh ta có thể chỉ hiểu nó một cách hời hợt, hoặc có thể không thực sự hiểu nó một chút nào, và
b) nó có thể cám dỗ anh ta trở thành một Guru giả tạo và gây ra thiệt hại đáng kể cho tất cả mọi người.
Vì vậy, Mullarpattan đã nói về nó một cách khéo léo, chỉ ra rất rõ ràng rằng toàn bộ văn bản là tự phát và không phải là tôi đã cố tình ngồi vào bàn với giấy bút để viết về các chủ đề cụ thể và tốc độ mà các từ ngữ đã tuôn ra giấy cho thấy rằng chúng không có khuôn mẫu. Tôi đang ngồi ở ghế trước của xe hơi và Maharaj và Mullarpattan ở phía sau. Trong khi Mullarpattan đang nói tất cả những điều này, không có bất kỳ một giọng nói phản ứng nào từ Maharaj, không có một âm thanh nào! Vì vậy, cảm thấy hơi lo lắng, tôi đã quay lại để nhìn và thấy Maharaj hoàn toàn thư giãn, ngả người vào ghế, mắt ông khép lại và có một nụ cười tuyệt đẹp nhất trên môi. Thông điệp đã rõ ràng; ông ấy đã biết về những bài viết; ông ấy đã phải biết. Hơn thế nữa, ông rất hài lòng.
Khi Mullarpattan nói xong, Maharaj ngồi dậy và nói, “Hãy để các bài viết được tiếp tục, nhiều bài trong số chúng sẽ tự xuất hiện. Điểm cốt yếu là tính tự nhiên. Đừng cố chấp, đừng kháng cự.” Tại thời điểm này, Mullarpattan đề nghị rằng các bài viết nên được xuất bản và tôi có thể lấy một bút danh khác vì tôi nhận thức rất rõ rằng tôi chỉ là một công cụ cho văn bản này. Maharaj ngay lập tức đồng ý rằng chúng nên được xuất bản nhưng nhấn mạnh rằng tên tác giả phải được đề cập rõ ràng, “mặc dù” ông ấy nói thêm rằng, “Tôi biết rằng cả hai anh đều nhận thức được rằng tất cả các văn bản đều bắt nguồn từ ý thức, rằng có bài viết nhưng không hề có tác giả. “
Tôi như trút được gánh nặng khi giờ đây Maharaj không chỉ biết tất cả về các bài viết mà còn rất hài lòng và đã ban phước cho nó.
Nội dung của cuốn sách
- Việc kết xuất lại giáo lý của Maharaj trong cuốn sách này không phải là bản sao chép từ các cuộc đối thoại được ghi âm.
- Về cơ bản, chúng là chủ đề được thảo luận tại các phiên thoại khi Mullarpattan thực hiện thông dịch và tôi có mặt, hoặc khi tôi đã tự thông dịch.
- Chủ đề trong mỗi chương được khai thác sâu hơn so với bản dịch tiếng Anh đơn thuần theo nghĩa đen từ ngôn ngữ Marathi của Maharaj tại tất cả các phiên thoại. Những gì quan trọng đã được thảo luận trong các phiên thoại sẽ được khai thác, làm rõ và sâu hơn trong các chương sách này. Nếu ta không có điều này, chủ đề sẽ thiếu đi chiều sâu mà nó vốn được mong đợi.
- Những bản dịch sang ngôn ngữ khác không thể chuyển tải ý nghĩa chính xác hoặc tác động của những lời nói thực sự của Maharaj bằng tiếng Marathi vào thời điểm đó. Sự biên dịch ngôn ngữ của Maharaj trong cuốn sách này không hoàn toàn là theo nghĩa đen, nhưng nhất thiết phải truyền tải được về những gì Maharaj ngụ ý bằng ngôn ngữ Marathi giàu tưởng tượng, mạnh mẽ, đôi khi ngắn gọn và súc tích.
- Người đọc có thể cảm thấy rằng tôi nên tránh việc lặp lại nhiều từ của Maharaj, xảy ra lặp đi lặp lại trong các chương khác nhau. Nhưng không thể tránh được những lần lặp lại như vậy bởi vì:
a) sự lặp lại là những gì Maharaj gọi là những đòn như búa bổ vào cái tính điều kiện hóa kinh khủng đang diễn ra và khiến các cá nhân tự nhận mình là các thực thể riêng biệt và ngăn cản họ nhìn ra Sự Thật; và
b) Maharaj muốn chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta không nên để bản thân vướng vào cành mà quên đi gốc; rằng chính vì lý do này mà ông ấy đưa chúng ta trở lại cái gốc, cái nguồn bằng cách nói lặp đi lặp lại nhiều lần: “Bạn là cái gì trước khi bạn được ‘sinh ra’?” và, cũng bởi vì,
c) những bài viết này không phải để đọc liên tục trong một khoảng thời gian dài như một tác phẩm hư cấu, mà mỗi phần được thiết kế để tự hoàn chỉnh trong chính nó.
Ở đây tôi cũng có thể đề cập đến khẳng định của Maharaj, rằng sự thấu hiểu rõ ràng sâu sắc ngay cả chỉ ở một tuyên bố của ông cũng sẽ dẫn đến sự nhận thức về toàn bộ Chân Lý. Cùng với điều này ta cũng phải được ghi nhớ lời cảnh báo lặp đi lặp lại của ông rằng bất kỳ nhận thức nào về Chân Lý chỉ có giá trị khi bản thân sự nhận thức đó biến mất, nghĩa là chỉ khi bản thân người tìm kiếm biến mất không còn như là một thực thể. Ông nói, mọi kiến thức nào cũng có thể được thu nhận, chỉ thông qua ý thức, và ta cũng phải nhận ra rằng bản thân ý thức cũng chỉ là một quan niệm. Nói cách khác, cơ sở của tất cả ‘kiến thức’ là một quan niệm!
Dường như cần đưa vào tập này một đoạn tiểu sử ngắn về Maharaj nhưng khi suy nghĩ lại lần thứ hai, tôi từ bỏ ý tưởng đó. Điều này không chỉ bởi vì các sự kiện được biết đến trong cuộc đời của Maharaj quá đơn giản và thẳng thắn,có quá ít để viết về nó, mà về cơ bản thì chính bản thân Maharaj đã chán ghét nó, “Đó là thứ đã chết – chết như tro tàn của ngọn lửa đã cháy. Tôi thì không. Cần gì quan tâm đến nó. Tại sao bạn phải như vậy?” Đây là cách ông ấy từ chối mọi lời hỏi thăm về quá khứ của ông. Ông ấy sẽ hỏi. “Thay vì lãng phí thời gian của mình vào những việc theo đuổi vô bổ như vậy, tại sao bạn không đi vào gốc rễ của vấn đề và tìm hiểu bản chất của chính Thời Gian? Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ tìm ra rằng Thời Gian không có bản chất như vậy; nó chỉ là một quan niệm. “
Trước khi kết thúc ghi chú trước này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người bạn của tôi, Keki Bunshah, người sau khi đọc vài bài viết đầu tiên, gần như theo đuổi tôi với nhu cầu mãnh liệt về việc sao chép lại một bản cho anh ấy, và cho một người đồng đạo khác P. D. Kasbekar, I.A.S. cựu Tổng thư ký Chính phủ Maharashtra, vì đã đưa ra những đề xuất hữu ích nhất định. Tôi đặc biệt biết ơn cho người bạn thân yêu của tôi Saumitra Mullarpattan, người không chỉ giới thiệu chủ đề này cho Maharaj mà còn dành được những ân điển của ông ấy cho cuốn sách, và cũng không ngừng động viên tôi với nhận xét tích cực khi bản thảo được tiến triển.
Lời cảm ơn đặc biệt của tôi là cho Sudhakar S. Dikshit, người đã đọc và phê bình bản thảo trong giai đoạn cuối cùng của nó đã dẫn đến một số cải tiến. Dikshit, một người nhiệt thành ngưỡng mộ sự giảng dạy của Maharaj, người đứng đầu nhà xuất bản Chetana, nhà xuất bản cuốn I Am That. Khi ông ấy biết rằng tôi đã đã viết gì đó về Maharaj, ông ấy đã tiếp cận tôi và chỉ sau một cái nhìn lướt qua bản thảo, đã đề nghị xuất bản nó. Tôi rất vui vì bản thảo của tôi nằm trong tay những người có thẩm quyền nhất, bởi vì kinh nghiệm biên soạn và chuyên môn của Dikshit cũng như nhà xuất bản, đặc biệt trong lĩnh vực triết học này, đã có danh tiếng trên quốc tế và được công nhận rộng rãi.
Ramesh S. Balsekar
Bombay
Tháng 2 năm 1982