10. Những hình ảnh trong trí tưởng tượng

Bất kể chủ đề thảo luận trong một phiên thoại là gì, Maharaj dường như thấy rằng giáo lý sẽ thuận theo dòng thảo luận. Và bất cứ khi nào ai đó đặt một câu hỏi không liên quan Maharaj nhẹ nhàng nhưng kiên quyết loại bỏ nó và đưa cuộc thảo luận trở lại chủ đề ban đầu.

Tuy nhiên, trong một lần Maharaj phải rời khỏi phòng một lát vì một số việc lặt vặt, và trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, một người bắt đầu nói về một chính trị gia, người đang là tiêu điểm của sáng ngày hôm đó. Anh ta nói rằng anh ta quen biết cá nhân cá nhân chính trị gia này và rằng anh ta đã từng là một tên đầu gấu tự phụ. Một người khác ngay lập tức phản bác lại với người nói, cho rằng người đàn ông đang được đề cập đến là một một quý ông hoàn hảo và thật là ngu ngốc khi nói xấu anh ta. Một cuộc tranh cãi giữa hai người chuẩn bị khơi mào thì Maharaj trở lại và họ giữ im lặng.

Tuy nhiên Maharaj cảm nhận được sự im lặng đột ngột và hỏi chuyện gì đang xảy ra. Khi ông ấy được cho biết về những ý kiến ​​trái chiều, ông ấy vô cùng hứng thú. Ông ấy ngồi yên một lúc rồi bắt đầu nói. Tại sao có sự khác biệt này trong hai ý kiến? Ông hỏi. Bởi vì thành kiến được hình thành thông qua quan điểm cá nhân chứ không phải thông qua nhận thức toàn vẹn. Cả hai hình ảnh của cùng một người nảy sinh trong trí tưởng tượng của người xem, cả hai đều hoàn toàn là sản phẩm tinh thần mà chính họ sáng tạo ra và về cơ bản chúng không liên quan đến đối tượng thực, người được cho là những hình ảnh đó. Maharaj cho biết, việc tạo ra những hình ảnh như vậy là do hoạt động của sự phân biệt nhị nguyên – ‘cái tôi’ và ‘cái khác’. Đây thực sự là cái mà được gọi là tội lỗi nguyên thủy; tính nhị nguyên này – ‘tôi’ và ‘người khác’ – là sự trói buộc. Và nếu có bất cứ cái gì được gọi giải thoát (về bản chất là không có cá nhân bị ràng buộc), nó phải là sự giải thoát khỏi khái niệm ‘tôi’ và ‘người khác’. Maharaj cho biết, việc cần thiết là ngừng đưa ra các phán đoán khái niệm nhanh chóng về mọi thứ như là các đối tượng, và chuyển sự chú ý của một người trở lại cái nguồn chủ thể. Ông ấy yêu cầu chúng ta ‘đảo ngược’ sự chú ý của mình, quay trở lại đến trạng thái trẻ sơ sinh, thậm chí nghĩ về chúng ta đã từng cái gì trước khi tổ hợp cơ thể-tâm trí này được sinh ra, vì vậy chúng ta sẽ ngừng quan niệm hóa về người khác mọi lúc và đình chỉ tạo ra những hình ảnh tinh thần.

Ở giai đoạn này, một vị khách nói: “Vâng, Maharaj, tôi có thể hiểu rõ ý của ông. Nhưng làm thế nào một người có thể thoát ra khỏi sự quan niệm hóa liên tục này, đó dường như là một chuyện rất khó khăn và có thể là sai lầm với cuộc sống có ý thức của một người? “Maharaj nhìn chằm chằm vào người hỏi và gần như trước cả khi chúng tôi thông dịch hoàn chỉnh câu hỏi sang tiếng Marathi, ông ấy đã nhận xét luôn: “Nhảm nhí! Bạn không thể hiểu ý của tôi chút nào; nếu bạn hiểu, câu hỏi của bạn đã không thể nảy sinh. “

Sau đó, ông tiến hành giải thích quá trình đối tượng hóa. Dù các giác quan của bạn cảm nhận và tâm trí của bạn diễn giải là cái xuất hiện trong ý thức, được mở rộng trong không-thời gian và được đối tượng hóa trong một thế giới mà đối tượng nhận thức (tức là bạn) coi là tách biệt với phần còn lại. Và toàn bộ lỗi lầm nằm ở đây: trong quá trình này sự nhận thức không phải là toàn thể. Điều cần thiết là nhìn thấy toàn thể, nhìn thấy không phải với tâm trí cá nhân, đó là tâm trí bị phân tách, mà là nhìn từ bên trong, nhìn từ nguồn gốc – sự thấy không phải từ một biểu lộ như một hiện tượng mà là từ nguồn gốc của tất cả sự thấy. Sau đó, và chỉ khi đó, mới có sự nhận thức toàn thể và sự nhìn nhận đúng đắn và thấu hiểu.

Maharaj kết luận bằng cách nói rằng những gì ông ấy đã nói là cực kỳ quan trọng và cần thiết cân nhắc và suy ngẫm về nó, không chỉ thảo luận bằng lời nói.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *