Chương 1

Chúng ta thường chỉ hiểu ta là cơ thể và tinh thần của chúng ta, chúng ta phải điều tra, để biết bản thân mình. Phần lớn thời gian chúng ta sống trong phản ứng và tái phản ứng, ví dụ, khi chúng ta phản ứng trong cơn tức giận, chúng ta cũng có thể cố gắng giữ bình tĩnh và tự chủ. Chúng ta thử nhiều lối thoát khác nhau. Bằng cách đó chúng ta liên tục giới hạn khả năng của mình và quay trở lại một vòng tròn luẩn quẩn.

Cách duy nhất là đơn thuần quan sát. Điều này cho phép chúng ta ghi chú lại các phản ứng thể chất, thái độ tinh thần của chúng ta và các mô thức và động lực của chúng ta vào đúng thời điểm chúng xuất hiện. Nó không liên quan đến việc đánh giá và phân tích dựa trên ký ức. Lúc đầu, người quan sát có thể thấy khó để trở nên phi cá nhân, để giải phóng bản thân khỏi việc đánh giá. Anh ta có xu hướng nhấn mạnh đối tượng và do đó trở thành đồng phạm của nó. Tuy nhiên, một thời gian sau, tự việc quan sát chính nó được nhấn mạnh và trở nên tự nhiên hơn, thường xuyên hơn. Sẽ tới một thời điểm mà xuất hiện một sự trung lập tự cài vào giữa người quan sát và những gì anh ta quan sát, và cả hai thái cực đều mất động lực của chúng. Có sự im lặng, chúng ta không còn nuôi dưỡng cái đối tượng đã bị điều kiện hóa nữa.

Cái động lực nguyên thủy cho caá hành động của chúng ta là gì?

Vào những khoảnh khắc nhất định, khi ở một mình, chúng ta cảm thấy một sự thiếu hụt sâu sắc trong chính chúng ta. Cái thiếu này là cái trung tâm tạo ra tất cả những cái thiếu khác. Nhu cầu phải lấp đầy sự thiếu hụt này, làm dịu cơn khát này, thôi thúc chúng ta suy nghĩ và hành động. Thậm chí chưa hề đặt câu hỏi về sự thiếu hụt này, chúng ta đã chạy trốn khỏi nó. Chúng ta cố gắng lấp đầy vào nó đầu tiên bằng một vật và sau đó với một vật khác, sau đó, thất vọng, chúng ta đi từ sự đền bù này đến đền bù khác, từ thất bại này đến thất bại khác, từ nguồn đau khổ này sang nguồn đau khổ khác, từ cuộc chiến này sang cuộc chiến tranh khác. Đây là định mệnh mà một bộ phận lớn nhân loại đang dấn thân tới. Một số buông bỏ bản thân vào trong trạng thái tồn tại kiểu này vì họ đánh giá nó là chuyện không thể tránh khỏi. Những người khác lúc đầu bị ảo tưởng bởi sự hài lòng do những đối tượng này mang lại sẽ nhận ra rằng chúng làm phát sinh sự thừa thãi và thậm chí là sự lãnh đạm. Một số thì tiến tới xem xét kỹ lưỡng hơn. Một đối tượng hoàn toàn thỏa mãn chúng ta được một thời gian ngắn khi đó nó làm ta quay trở lại được bản chất nội tại của mình, là sự đầy vẹn. Tại thời điểm của sự viên mãn, không hề có sự nhận thức về một đối tượng nào. Vì vậy, cái đối tượng đó không thể là tác nhân của trải nghiệm đó của chúng ta. Điều thiết yếu là phải biết những khoảnh khắc của niềm vui sướng mà không có đối tượng.
Chúng ta thường theo thói quen cho rằng phải có một nguyên nhân dẫn đến niềm vui, chúng ta biến niềm vui thành một đối tượng bởi vì ký ức liên kết cả hai thứ đó với nhau, nhưng trong thực tế chúng có hai bản chất hoàn toàn khác nhau. Do đó chúng ta nhận ra rằng cái đối tượng đã bị tiêu thụ trong niềm vui của bản thể chúng ta.

Có thật là khi chúng ta nhìn vạn vật xung quanh từ nhận thức tĩnh lặng, chúng sẽ trở nên ở trong trạng thái hài hòa tự nhiên của chúng?

Chỉ trong sự nhận thức im lặng mà bản chất thể chất và tinh thần của chúng ta mới có thể thay đổi. Sự thay đổi này là hoàn toàn tự phát. Nếu chúng ta nỗ lực thay đổi, thì việc chúng ta làm sẽ chẳng là gì hơn ngoài việc thay đổi sự chú ý của chúng ta từ một cấp độ này, từ một thứ này sang thứ khác. Chúng ta
vẫn trong một vòng luẩn quẩn. Điều này chỉ chuyển năng lượng từ điểm này đến điểm khác. Nó vẫn khiến chúng ta dao động giữa đau khổ và khoái lạc, cái này chắc chắn dẫn sẽ quay lại cái kia. Chỉ sống sự tĩnh lặng sống, sự tĩnh lặng mà không có ai đó cố gắng trở nên tĩnh lặng, mới có khả năng tháo gỡ sự điều kiện hóa mà bản chất sinh học, cảm xúc và tâm lý của chúng ta đã trải qua. Không có người điều khiển, không có người lựa chọn, không có cá nhân đưa ra lựa chọn. Việc sống không cần lựa chọn cho phép hoàn cảnh được được tự do diễn ra. Bạn không nắm bắt khía cạnh này hay khía cạnh khác bởi vì không có ai để nắm bắt. Khi bạn hiểu điều gì đó và sống theo nó mà không bị mắc kẹt với công thức, những gì bạn đã hiểu sẽ tan biến trong sự rộng mở của bạn. Trong sự im lặng này, sự thay đổi diễn ra theo cách riêng của nó, vấn đề được giải quyết và tính nhị nguyên chấm dứt. Bỏ lại một mình bạn trong sự huy hoàng của mình, nơi không ai có thể hiểu và không có gì đã được hiểu.

Bạn đã nói rằng lý do duy nhất để các đối tượng tồn tại là để chỉ tới người nhận thức tối hậu, cái mà chúng ta thực sự là. Bạn có nghĩ rằng có tồn tại những vật thể mà bản chất của chúng khiến chúng ta tiếp xúc trực tiếp với Đấng Tối Hậu? Tôi đã nghĩ về các tác phẩm nghệ thuật, vì đối với tôi những thứ đó dường như xuất phát trực tiếp từ trái tim của người nghệ sĩ.

Khi nói về các tác phẩm nghệ thuật, trước hết chúng ta phải phân biệt giữa những tác phẩm nghệ thuật đích thực và cái mà chúng ta có thể tạm gọi là nghệ thuật. Một tác phẩm nghệ thuật luôn nảy sinh từ cái nền: ý thức. Bất kể là âm nhạc, hội họa, kiến ​​trúc, thơ ca hoặc tác phẩm điêu khắc, nó luôn được người nghệ sĩ nhìn thấy ngay lập tức, như một tia chớp, khi nó trào ra từ sâu bên trong anh ấy. Sau đó, anh ấy trau chuốt nó, tạo cho nó cơ thể và hình thức, trong thời gian và không gian. Bức ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ của Leonardo da Vinci chắc chắn được hình dung ra trong một khoảnh khắc nhất thời hoàn hảo. Chúng ta cũng có thể nói như vậy với khúc ‘Art of the Fugue’ của Bach và một số tác phẩm của Mozart. Một người xứng với cái danh nghệ sĩ không bao giờ bận tâm về tài liệu mà anh ta sử dụng, thậm chí cả chủ đề hoặc khía cạnh giai thoại của tác phẩm của mình. Mối quan tâm duy nhất của anh ta là
sắp xếp các yếu tố khác nhau một cách hài hòa hoàn hảo để tất cả chúng kết hợp với nhau và không còn tạo ấn tượng rằng chúng là các đối tượng riêng biệt với người xem. Mặt khách quan trong tác phẩm của anh ta vì thế mà bị loại bỏ. Tagore nói rằng mục đích của một tác phẩm nghệ thuật thực sự là cung cấp một hình thức siêu thoát khỏi sự định nghĩa. Khi đó người xem sẽ không còn bị quyến rũ bởi tài liệu được sử dụng hoặc thậm chí bởi nội dung giai thoại; thay vào đó anh ta sẽ ngay lập tức bị cuốn vào sự vô trạng thái, thứ là trải nghiệm về tính thẩm mỹ. Sau này anh ta sẽ xác định đối tượng đó là đẹp vì nó kích thích sự nhận thức về vẻ đẹp của chính anh ta. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng một tác phẩm nghệ thuật thực sự chỉ là một phương tiện, một phương tiện dẫn dắt chúng ta tới cái trải nghiệm đó. Nó thực sự có tính sáng tạo. Chúng ta cảm nhận được những gì bản thân nghệ sĩ đã cảm thấy vào thời điểm sáng tạo: một sự hiến tặng tự phát mà không có bất cứ mong cầu cần được chấp thuận nào.
Tất cả các đối tượng đều hướng đến Đấng Tối Hậu, nhưng sự khác biệt giữa một vật bình thường và một tác phẩm nghệ thuật là vật bình thường là thụ động trong việc hướng tới Đấng Tối Hậu trong khi tác phẩm nghệ thuật đang hoạt động chủ động.

Bạn nói rằng một đối tượng kích thích vẻ đẹp của chính chúng ta nhưng tôi đã nghĩ là vẻ đẹp thì không có tác nhân …

Rõ ràng một vật đẹp đẽ sẽ kích thích vẻ đẹp của chính chúng ta bởi vì sự nhận thức cảm giác hoạt động trong thời gian và không gian. Nhưng trong
khoảnh khắc sống với vẻ đẹp thì không có đối tượng hay người trải nghiệm hiện diện. Đó là một khoảnh khắc vượt thời gian, nơi mà bạn sống với sự viên mãn của mình. Vì vậy nhân và quả chỉ ở cấp độ tương đối. Chúng chỉ đơn giản là những khái niệm vì chúng không thể được trải nghiệm đồng thời. Ý thức luôn là một với đối tượng của nó. Không bao giờ có hai — luôn luôn là một.

Điều gì đã mang lại cho cái đối tượng sức mạnh này?

Chỉ một tác phẩm nghệ thuật được sinh ra từ vẻ đẹp, đồng thời, mới có thể chỉ tới vẻ đẹp. Vẻ đẹp là như nhau trong tất cả. Khi nghệ sĩ tự nhiên đưa ra bản chất sâu sắc nhất của mình và thông qua tài năng, anh ấy tìm ra sự biểu lộ một cách gần nhất, nó đánh thức trong người xem, người nghe, sự sâu sắc của chính mình. Nhưng khi bạn sống trong vẻ đẹp và nhìn từ vẻ đẹp, mọi thứ theo những cách khác nhau đều chỉ tới sự toàn vẹn của bạn. Cuộc sống không còn từ tâm trí bị chia rẽ. Tất cả đều thuộc về sự viên mãn của bạn.

Nhưng tôi không chắc mọi người đều có thể cởi mở tiếp nhận những tác phẩm nghệ thuật này.

Trước khi khuyến khích mọi người tìm kiếm vẻ đẹp trong một tác phẩm nghệ thuật, đầu tiên chúng ta phải dạy họ cách nhìn, cách lắng nghe. Chúng ta sẽ
sớm nhận ra điều này khó khăn như thế nào: nghe và nhìn tự chúng cũng là nghệ thuật. Để đạt được trải nghiệm thẩm mỹ, chúng ta phải hoàn toàn dễ tiếp nhận, chào đón, không dùng tới bộ nhớ, để chúng ta sẵn sàng cho trò chơi của màu sắc, âm thanh, nhịp điệu và hình dạng. Sự cởi mở này, sự nhìn nhận này, là ánh sáng làm nền tảng ẩn dưới mọi cảm giác và sớm hay muộn, chúng ta nhận ra mình thấu biết trong ánh sáng này. Nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật theo cách này thực sự là sáng tạo. Ở đó không có sự phân tích. Mỗi lần chúng ta bị ảnh hưởng bởi nó, nó mang chúng ta trở lại với Chân Ngã của mình.

Khi một người thân cận bạn hơn, tới một thời điểm nào đó bạn khuyến khích bạn bè của bạn để học cách tán dương vẻ đẹp trong nghệ thuật và âm nhạc và những thứ xung quanh ta. Rõ ràng bạn cảm thấy đây là một “sadhana” rất quan trọng. Chính xác thì việc đánh giá cao về nghệ thuật có thể giúp chúng ta truy vấn “Ta là ai?” hiệu quả hơn như nào?

Tất cả các giác quan, thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác của chúng ta đều có được điều hướng hoặc phân tán nhằm bảo vệ cá nhân và
xâm lược, được sử dụng như công cụ để duy trì con người. Thông qua việc đánh giá nghệ thuật những tính chất của sự nhạy cảm và khả năng tiếp thu được đánh thức. Năng lượng được duy trì và các cơ quan cảm giác tìm thấy tính đa chiều đầy sức sống của chúng. Trong sự lắng nghe chân chính, tai không cố nắm bắt âm thanh mà hoàn toàn thả lỏng và tiếp thu âm thanh, sự im lặng và nhịp điệu. Nó trở thành một công cụ sáng tạo để truyền âm thanh đến toàn bộ cơ thể. Các giác quan không còn hoạt động theo phân đoạn mà cơ thể là một giác quan toàn thể. Nếu không có sự cởi mở chào đón này, sự cảm giác và cảm xúc toàn thể, câu hỏi “Ta là ai?” vẫn chỉ là thứ mang tính lý trí. Nếu nó trở thành một câu hỏi sống, nó phải chuyển đổi trên mọi cấp độ của bản thể chúng ta. Sự cởi mở trong câu hỏi sống là cánh cửa dẫn đến câu trả lời sống.


Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.