18. Hãy hiểu những sự thật căn bản

Hầu hết các vị khách từ nước ngoài đến gặp Maharaj là sau khi đã đọc cuốn sách I Am That của ông. Họ nói rằng khi đọc nó, họ cảm thấy khao khát được gặp riêng Maharaj. Khá nhiều người trong số họ cũng nói rằng họ đã quan tâm đến nhiệm vụ tâm linh từ nhiều năm.

Chúng ta hãy lấy trường hợp của một vị khách ngoại quốc bình thường. Chuyến thăm đầu tiên của anh ta tới đây là một điều đúng đắn cho dù nó đã tốn kém rất nhiều tiền của và những ngày nghỉ phép hằng năm khó có được, tuy nhiên nó đã dấy lên nhiều nghi ngờ trong tâm trí anh ta. Khu vực xung quanh ngôi nhà của Maharaj khá bẩn thỉu, sự đơn giản của căn phòng áp mái nhỏ bé của ông ấy, ngoại hình không mấy ấn tượng và trang phục giản dị của ông ấy – tất cả những điều này góp phần tạo nên sự nghi ngờ ban đầu. Tất nhiên, sau khi tham dự một vài phiên thoại và khi anh ta rời đi, người khách nước ngoài, chắc chắn đã mong chờ lần quay trở lại tiếp theo!

Ngoài ra còn có một yếu tố khác mà đã gây ấn tượng ban đầu rất mạnh trong tâm trí vị khách ngoại quốc đó. Hành vi của Maharaj không khác bất kỳ một người đàn ông bình thường nào khác trên đường phố. Và nó đi ngược lại khái niệm của anh ta về cách cư xử của một nhà hiền triết, hay một Jnani, mặc dù bản thân khái niệm đó có thể cực kỳ mơ hồ. Anh ta thấy bốn bức tường trong căn phòng nhỏ của Maharaj ngổn ngang những bức tranh của nhiều vị thần và thánh. Anh ta thấy ông tham gia hát tụng Bhajans bốn lần một ngày. Anh ta thấy ông luôn luôn hút thuốc lá rẻ tiền sản xuất trong nước, và đôi khi nói về những vấn đề nhỏ nhặt một cách vui vẻ. Anh ta thấy tất cả những điều này rất khó hiểu. Định kiến trước đó của anh ta về Maharaj là ông có thể là một nhân vật gia trưởng mặc áo choàng màu nghệ tây, trò chuyện một cách nghiêm túc từ một chỗ ngồi trên cao và giữ khoảng cách với các vị khách, đôi khi mang tạo ra một hoặc hai phép màu theo một cách thức trịch thượng. Thay vào đó, anh ta tìm thấy một người đàn ông hoàn toàn bình thường!

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trước khi kết thúc phiên đầu tiên, vị khách của chúng ta không thể kháng cự lại phải hỏi tại sao Maharaj, mặc dù là một Jnani, vẫn hát Bhajans bốn lần một ngày. Hoặc, có lẽ, câu hỏi có thể là: Tại sao Maharaj lại cần phải hút thuốc? Câu trả lời thông thường của Maharaj trong những trường hợp như vậy rất đơn giản: Tại sao không? Tôi đã được liên kết với cơ thể này hơn tám mươi năm lẻ; tại sao tôi không nên cho nó một vài mẩu vụn mà nó đã quen? Đối với việc hát Bhajans bốn lần một ngày, đó là một thực hành từ thời Guru của tôi. Nếu tôi đã có được cái người ta gọi là ‘thức tỉnh’, tôi có cần bắt buộc phải từ bỏ một thói quen lâu năm và vô hại này không? Một người phải sống qua một vòng đời đã được phân bổ. Miễn là ta không cố ý làm tổn thương người khác thì làm gì cũng không quan trọng. Nó đơn giản như vậy.

Maharaj tiếp tục với chủ đề này như sau đây: Nếu một người nhìn – hoặc nhận thức – mọi thứ như đúng bản chất của nó, nếu ta nắm bắt sự toàn bộ sự biểu lộ bằng tâm trí toàn thể chứ không phải bằng tâm trí phân tách của một cá nhân, ta đã không còn cách xa sự thức tỉnh vĩ đại, và sau đó ta có làm bất cứ điều gì cũng không quan trọng. Thật vậy, khi nghĩ rằng một cá nhân có thể hành động độc lập tự nó là một sai lầm. Chúng ta là sự hiện diện có ý thức, chứ không phải cái vỏ bọc bên ngoài của ý thức; không phải là cái cơ thể, thứ chỉ là một bộ máy tâm thần được sử dụng để nhận biết sự biểu lộ. Bộ máy này chỉ là một khái niệm không gian-thời gian và như vậy không có thực và, do đó, không thể hoạt động độc lập, bất chấp mọi hình thức trái ngược. Hãy để chúng ta hiểu sự thật căn bản này.

Sau đó cuộc sống là gì? Cuộc sống trong vũ trụ này không gì khác hơn là ‘hoạt động của sự biểu lộ’, bất chấp những gì mỗi cá nhân có thể nghĩ. Khi nhìn từ góc độ này, các các biểu lộ thiên tai như lũ lụt, động đất mất đi sự đáng sợ. Mỗi cơ thể không là gì ngoài thức ăn cho một số cơ thể khác – chuột là thức ăn cho mèo, người hoặc thú cho sư tử, cừu hoặc gà cho người, v.v. Vậy cái tốt đẹp cho một người lại là sự ác độc với một kẻ khác; thực sự là bất kỳ sự kiện nào dường như xảy ra không có gì khác ngoài một hoạt động của sự biểu lộ. Đối với mỗi cá nhân, tất cả dường như là do chính họ làm và trải nghiệm, nhưng sự thực căn bản là không có đối tượng hiện tượng nào (xét tương đối thì một sinh linh chỉ là như vậy) có thể có có thể tự tồn tại độc lập bằng chính nó. Một khi điều này được hiểu rõ ràng, nó sẽ kéo theo rằng tất cả trách nhiệm và tội lỗi cũng là những khái niệm tưởng tượng, dựa trên quan niệm sai lầm rằng một sinh linh có sự tồn tại độc lập, tự chủ và tự do lựa chọn hành động.

Vậy sau đó, về tất cả các chuyên gia lỗi lạc trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người thì sao – nghệ thuật, khoa học, điền kinh – những nhà tư tưởng vĩ đại nhất? Chúng ta phải ngưỡng mộ những công việc được thực hiện bởi ý thức ‘thông qua’ những hình thức vật chất khác nhau này, chứ không phải là như những cá nhân đơn lẻ, thứ chỉ là hiện tượng được quan niệm hóa. Chúng ta hãy hiểu và làm rõ ràng về những gì thực sự xảy ra. Câu hỏi tiếp theo có thể là: Nếu cá nhân không phải là người đạt được bất cứ thành tựu đã hoàn thành nào, vậy thì đó là ai? Câu trả lời là: Không phải một cá nhân ai đó. ‘Hoạt động’ của biểu lộ diễn ra trong ý thức thông qua Prana, diễn viên / nhà sản xuất xuất sắc của chương trình giấc mơ tổng thể này, người đã đảm nhận tất cả các vai diễn trong bộ phim truyền hình giấc mơ tuyệt vời của sự biểu lộ này. Và nguồn gốc của sự hiện diện có ý thức này là vật tự thể. Chúng sinh dường như hành động và phản ứng, nhưng hoạt động thực sự xảy ra trong ý thức.

Maharaj nói, chúng ta hãy chiêm ngưỡng bầu trời trong xanh, mặt trăng tuyệt đẹp và những vì sao lấp lánh; hãy để chúng ta làm thơ về vẻ đẹp của thiên nhiên; chúng ta hãy yêu những đấng Avatar (hiện thân phàm trần của Thần Thánh) đã giáng xuống trái đất qua các thời đại, chúng ta cứ hát Bhajans bốn lần một ngày nhưng, ít nhất chúng ta hãy hiểu vị thế chân chính của mình! Ta, vật tự thể, là tất cả ‘ sự hoạt động’ trong ý thức!

Sau cùng, chúng ta có thể tự hỏi: Vậy chúng ta đang làm gì cả ngày? Có phải chúng ta, hàng triệu người trên thế gian này, không sống cuộc sống của riêng mình? Nếu chúng ta có thể suy ngẫm sâu sắc và hợp lý về những gì chúng ta nghĩ là cuộc sống, chúng ta sẽ dễ dàng đi đến kết luận rằng tất cả những gì chúng ta làm, suốt ngày này qua ngày khác ngày, không có gì khác ngoài việc đối tượng hóa. Thật vậy, sự biểu lộ tự nó không là gì khác ngoài sự đối tượng hóa liên tục, bởi vì, khi trong giấc ngủ sâu, ý thức nghỉ ngơi, sự đối tượng hóa nhất thiết phải ngừng lại; vũ trụ được đối tượng hóa cũng vậy. Trong giấc ngủ say, không có tự ngã, không có thế giới, không có Thượng Đế.

Những gì chúng ta nghĩ là mình ‘đang làm’ không là gì khác ngoài việc đối tượng hóa; hoạt động của biểu lộ tồn tại miễn là vẫn còn có ý thức tồn tại. Do xác định rằng bản thân mình là người làm, người ta tự kéo vào trách nhiệm và cảm giác tội lỗi. Khi tâm trí, là nội dung của ý thức, trống rỗng – khi nó ‘nhịn ăn’ hoặc nghỉ ngơi – sự quay và dệt của tâm trí chấm dứt, và nó dịu lại. Khi tâm trí dừng ‘làm’, nó chỉ đơn thuần hiện hữu. Trong trường hợp không có đối tượng hóa, sự hiện diện tuyệt đối của chúng ta hiện hữu, vũ trụ biểu lộ không còn hiện hữu – chúng ta tồn tại. Hay đúng hơn là ‘ta tồn tại‘. Ít nhất hãy để chúng ta hiểu những sự thật căn bản này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.