24. Tôi đã hoàn thành thứ mà tôi đến để làm.

Ai nói thơ của tôi là thơ
Thơ của tôi không phải là thơ.
Khi biết rằng thơ của tôi không phải là thơ,
chúng ta có thể cùng nhau nói chuyện về thơ.

-Ryokan-

Những gì trong nửa giờ đồng hồ vừa qua là chuyện không ngờ tới. Tuôn ra toàn bộ cuộc nói chuyện về đám mây đen đó không hề được tính toán trước, nhưng, như tôi nói, tôi không thực sự lên kế hoạch cho những thứ này, tôi chỉ trôi theo dòng chảy và đóng vai của mình và tận hưởng chuyến đi.

“Anh nói rất nhiều về ánh sáng của trí tuệ và sức mạnh của sự phân biệt,” một người bất chợt hỏi, như thể anh ta đã để dành câu này nãy giờ. “Con mắt thứ ba của anh có mở hay không?”

Đó là dấu hiệu của chuyện vui đã chấm dứt và những thứ siêu hình học ngớ ngẩn đang bắt đầu. Không có gì khác để làm ngoài việc tận dụng nó một cách tốt nhất.

“Ừ,” tôi trả lời lưỡng lự, “well, nếu anh hỏi chỉ từ sự tò mò về tôi, thì câu trả lời là tôi không biết. Tôi có chút bối rối khi cuộc thảo luận chuyển sang siêu hình học. Nếu anh đang hỏi bởi vì anh muốn biết là liệu những sức mạnh huyền bí có cần thiết phải có để đạt được giác ngộ không, vậy thì câu trả lời là không; nó không đòi hỏi phải có siêu năng lực nào cả. Nếu như anh đang hỏi là liệu việc sở hữu những quyền năng huyền bí có phải là một phần thưởng của sự giác ngộ không, vậy thì câu trả lời không rõ ràng. Tôi không nhìn thấy hào quang hay biết trước tương lai hay bất cứ thứ gì tương tự. Tôi cho rằng tôi có thể đi ra ngoài và phát triển một số huyền thuật, nhưng tôi không biết mình sẽ phải làm gì với nó. Tôi không có ham muốn nào như vậy.”

“Mặt khác, tôi có, ừm, những khả năng được đề thăng, đó có thể là một cách để gọi nó, thứ mà hầu hết các bạn chưa từng tiếp xúc để phát triển hoặc nhận ra trong bản thân mình. Những khả năng này không liên quan trực tiếp tới sự giác ngộ, tuy nhiên – ít nhất chúng không phụ thuộc vào sự giác ngộ, hay sự giác ngộ cũng không phụ thuộc vào chúng. Tôi đang nói về khả năng hiện thực hóa những ham muốn, là một trong đó. Để tạo hình thực tại cá nhân của các bạn. Một khả năng khác là nhìn cuộc sống không theo những tiểu tiết, mà nhìn theo những khuôn mẫu rộng lớn, như thể là từ một độ cao vĩ đại hơn, và để trôi chảy xuyên suốt qua nó từ một góc nhìn cao cấp hơn. Đó là lý do tại sao tôi lưỡng lự khi được hỏi về con mắt thứ ba hay những thứ như thế. Một người mà không có tri thức để tạo hình nên thực tại cá nhân của riêng họ có thể xem điều đó như là một quyền năng hay như một thứ gì đó huyền bí, ngược lại với tôi thì đó chỉ là một thứ mà tôi biết cách làm như nào. Tôi đã bắt đầu làm điều đó cho một vài mục đích thực dụng trước khi thức tỉnh và tôi chưa bao giờ nghĩ nó là một thứ gì khác hơn là nó là cách mà mọi thứ thực sự hoạt động. Nó chẳng có gì huyền bí vĩ đại cả, nó chỉ là phép màu khi bạn không biết cách hoạt động của nó. Một khi bạn biết, thì bạn biết. Tôi không nghĩ cái gã đã điều chỉnh đồng hồ trên xe hơi của tôi là một người có quyền năng huyền bí, chỉ là anh ta biết cách làm một việc mà tôi không biết.”

Tôi mỉm cười trước những gương mặt say mê trước ánh sáng ngọn lửa. Họ đang lắng nghe. Nghe có vẻ lạ, nhưng đôi lúc tôi quên mất rằng mọi người đang thực sự lắng nghe. Tôi đoán rằng tôi đôi khi có cảm giác rằng tôi chỉ đang hát bài hát của mình chỉ vì hát bài đó làm tôi thích thú. Tôi quên mất rằng nó cũng thực sự làm người khác thích thú nữa.

“Mấy chục cuốn sách nào?” Mary hỏi, phải mất một lúc tôi mới ngộ ra rằng cô ấy đang nhảy ngược lại về câu nói của tôi về những cuốn sách sẽ được giữ lại nếu như tôi sàng lọc khắt khe hơn với tủ sách.

“Ồ, tôi có thể sẽ phải cẩn thận khi trả lời câu này,” tôi nói. “Lý do cho những cuốn sách mà tôi chọn không phải bởi vì chúng là những cuốn sách riêng về giác ngộ hay làm khai sáng, hoặc thậm chí hoàn toàn không có chủ đề về giác ngộ. Những lựa chọn của tôi dựa trên những gì tôi cảm thấy là những tri thức hữu dụng trên con đường tới giác ngộ, là cái rất khác biệt so với chính sự giác ngộ. Theo quan điểm này, tôi sẽ có một bó những cuốn sách và có thể có những bộ phim nữa, bởi vì chúng thường là những trải nghiệm mà chúng ta đều có chung và có thể đưa ra một khuôn khổ thú vị mà có thể làm nổi lên một số vấn đề nhất định…”

“Ví dụ như?” cô ấy hỏi.

Tôi nghĩ về một vài bộ phim mà tôi đã xem trong mấy năm gần đây mà sẽ quen thuộc với hầu hết mọi người.

“Well, The Matrix là một ví dụ tốt cho một bộ phim mà tôi thấy rất hữu dụng. Total Recall, The 13th Floor, Blade Runner – chúng đều là những phim đưa ra cái nhìn về cái bản chất mong manh và thậm chí là ngẫu nhiên của thứ mà chúng ta gọi là thực tại. Joe vs. the Volcano là một bộ phim khác mà tôi sẽ sử dụng bởi vì sự ẩn dụ về quá trình chết-tái sinh. Sẽ có khoảng mười mấy bộ nếu tôi suy nghĩ hơn về vụ này. Phim The Mahabharata phiên bản của Peter Brook chắc chắn rồi. All the mornings of the World sẽ là một cái nhìn rất hay về mối quan hệ thầy-trò. What Dreams May Come minh họa mối liên hệ giữa tư tưởng và thực tại. Còn nhiều phim khác, với nhiều lý do khác. Harvey, bởi vì.”

Tôi ngừng lại để cân nhắc và quyết định rằng tốt hơn là nên bám lấy những sách được giới thiệu khuyến khích chung chung, không nên nói quá rộng tránh cho bị hiểu lầm. Tôi không muốn đề cập tới một cuốn sách mà sẽ bao gồm việc tôi phải mất công diễn giải dông dài để loại bỏ nó.

“Với sách, bên cạnh những cuốn mà tất cả các bạn đều sẽ đoán được – vô số biến thể và bản dịch của Bhagavad GitaĐạo Đức Kinh – và một phiên bản dễ tiếp cận với người phương Tây của The Mahabharata. The Three Pillars of Zen bởi Roshi Philip Kapleau, Stranger In A Strange Land bởi Heinlein, The Razor’s Edge bởi Maugham, Walden, Leaves Of Grass, những bài luận của Emerson, bất cứ cuốn nào của Stan Grof, Hero With A Thousand Faces bơi Joseph Campbell, Holograph Universe bởi Michael Talbot, và còn nữa – tất cả đều hay với nhiều lý do khác nhau. Và sẽ còn có một bộ sưu tập nhỏ những cuốn về tài liệu viết bởi những người kết nối với những thực thể tâm linh (channeled material), một vài tiểu thuyết tâm linh về chủ đề tái sinh…”

Hầu hết mọi người đều phản ứng đồng thời khi tôi nhắc tới tài liệu viết bởi những người kết nối với các thực thể tâm linh. Phản hồi chung có vẻ như là sự pha trộn giữa ngạc nhiên và hoài nghi.

“Tôi thấy tài liệu viết bởi các thực thể tâm linh được kết nối rất hữu ích và thú vị, không chỉ cho việc giảng dạy mà còn cho sự thấu hiểu của chính tôi về thế giới hiện tượng, mà trong đó, như các bạn thấy, tôi cũng tồn tại như bất cứ một ai khác. Nếu các bạn muốn tôi làm rõ hơn, tôi sẽ nói tôi thích thực thể tâm linh Michael cho vấn đề thấu hiểu bản ngã và cấu trúc của một cá nhân. Tôi thích thực thể Seth khi vấn đề liên quan đến thực tại cá nhân. Khi tôi có câu hỏi liên quan đến dòng chảy và sự biểu lộ, tôi sẽ đọc của Abraham. Có thể tôi quên mất thứ gì đó, nhưng đó là những người chính mà tôi thích. Cuốn A Course In Miracles chắc chắn cũng có khoảnh khắc của nó.”

“Vậy những thực thể được kết nối đó đã là những phương tiện của anh trong việc…?”

“Ồ, không, không, không hẳn,” tôi vẫy tay bác bỏ. ” Nó giống như là một tổ hợp, họ tạo ra một cuốn sách hướng dẫn sử dụng cách làm một con người trên trái đất – Làm Một Con Người 101. Đó là lý do tại sao tôi phải cẩn thận trong việc thảo luận này. Tôi thích những cuốn sách tôi vừa đề cập, nhưng tôi cũng không thực sự thường xuyên xem chúng. Thông thường chỉ khi tôi đang có một câu hỏi nhất định.”

“Thế còn anh đọc sách gì để giải trí?” Mary hỏi.

“Ngoài những cuốn sách lãng mạn của Harlequin? Tôi thích Osho – người đàn ông giác ngộ trước đó được biết đến như là Bhagwan Shree Rajnessh.” Một cảm giác ngạc nhiên về chuyện này nảy ra trong nhóm, khá là dễ hiểu. Nếu một người đánh đồng giác ngộ với thánh tính, vậy thì Osho giống như một gã anti-thánh, nhất là khi họ nghe được những câu chuyện lùm xùm về ông liên quan tới âm mưu ám sát và tình yêu tự do và lợi dụng chiếm quyền và trốn thuế và sở hữu chín mươi xe Rolls Royce. Tôi thích phong cách giảng dạy của ông ta. Tôi thích cách diễn giải về Thiền Tông của ông ta. Tôi kinh thán trước tâm trí của ông ta.

“Và tiểu thuyết, tôi đọc rất nhiều tiểu thuyết hư cấu.” Từ phản ứng của họ tôi có thể hiểu được và tôi không cần nói gì hơn. “Được rồi, các bạn đã nắm thóp tôi rồi. Tôi đã dành rất nhiều thời gian chỉ để giết thời gian. Tôi chơi trò chơi điện tử, đọc sách, xem phim. Tôi có thể nói rằng tôi có thể sẽ đốt cả vài ngày theo cách đó, nhưng tôi không nghĩ đó là lãng phí bởi vì tôi không có điều gì hay ho hơn để dành thời gian vào. Tôi không thể khiến thời gian của tôi được sử dụng theo một cách tốt hơn bởi vì tôi không cố gắng trở thành một cái gì đó hay để hoàn thành bất cứ điều gì. Tôi không có sự bất mãn nào làm động lực, không có tham vọng nào lôi kéo. Tôi đã hoàn thành xong thứ mà tôi đến để làm. Tôi chỉ giết thời gian cho tới khi thời gian giết tôi.”

Điều này dường như tạo nên một hiệu ứng yên tĩnh cho cả nhóm. Tôi cho rằng họ chưa từng nghĩ tới khả năng rằng sự giác ngộ sẽ một sự kết thúc cho rất nhiều thứ mà thông thường chúng ta nghĩ rằng chúng không có điểm kết. Sau cùng thì Mary cũng phá giải bùa chú bằng cách quay lại thảo luận về sách.

“Sẽ thế nào nếu như anh bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang mạc,’ cô ấy hỏi, “và chỉ được phép có một cuốn sách?”

“Dễ,” tôi trả lời, “Cuốn Calvin and Hobbes.”

Mọi người bật cười. Tôi nhắm mắt lại và ngả đầu ra sau và mọi người đều cho rằng đây là một dấu hiệu là để cho tôi một chút yên tĩnh. Họ tự nói chuyện với nhau nhưng tôi không lắng nghe họ. Tôi lắng nghe tất cả mọi thứ và chẳng thứ nào cả và cảm nhận cơn mưa phùn nhẹ rơi trên mặt mình, và hít vào bầu không khí đêm tươi mát, mang nó xuống sâu toàn thân để cho nó thanh lọc tôi, trút đi gánh nặng tạo ra bởi việc việc vào vai nhân vật trong những quãng thời gian dài. Tôi không mệt và cũng không kết thúc buổi tối nay, tôi chỉ không muốn nghe giọng của bản thân mình trong một lát. Tôi muốn dành sự chú ý tới cơn mưa và làn gió nhẹ. Tôi chỉ muốn một chủ đề này mờ nhạt đi để một chủ đề mới tươi mới hơn có thể đến.


Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.