Những việc làm hằng ngày của tôi khá phổ thông,
nhưng tôi hoàn toàn hòa nhịp với chúng.
Tôi không nắm giữ thứ gì, không từ chối thứ gì;
không có chướng ngại hay xung đột ở đâu.
Ai quan tâm đến giàu sang danh vọng?
Ngay cả những thứ tồi tàn nhất cũng tỏa sáng.
Những thần thông và diệu dụng của tôi:
Là múc nước và gánh củi.
-Bàng Long Uẩn-
Nd dịch từ bản tiếng anh trong sách- Ngoài ra còn có bản dịch từ tiếng trung sưu tầm trên mạng đưa vào cho độc giả tham khảo:
Hằng ngày không việc khác
Chỉ tôi tự biết hay
Vật vật chẳng bỏ lấy
Chỗ chỗ nào trái bày
Ðỏ tía gì làm hiệu
Núi gò bặt trần ai
Thần thông cùng diệu dụng
Gánh nước bửa củi tài.
Đã là khoảng một giờ sáng và ngôi nhà trở nên yên ắng xuống theo màn đêm. Về cơ bản thì tôi là một người sống về đêm, mặc dù tôi phải vật lộn với chuyện đó. Vấn đề ở chỗ thời gian biểu của tôi có vẻ đẩy về phía mỗi đêm (và ngày) vì thế có ngày tôi đi ngủ từ lúc bốn giờ chiều và tỉnh dậy lúc nửa đêm, và một vài ngày sau đó tôi trở lại với cái mà thế giới gọi là thời gian biểu bình thường – trong ít nhất là một hoặc hai ngày. Nếu tôi cứ giữ cho mình thức trong những giờ mà tôi cảm thấy thoải mái nhất, tôi rất có thể sẽ thường xuyên để cho tới lúc bốn giờ sáng mới đi ngủ và thức dậy lúc giữa trưa. Tôi có xu hướng cố định thời gian biểu đó khi mà tôi không cố làm một người bình thường.
Vì thế bây giờ là một giờ sáng và tôi đang ngồi trong phòng khách, lướt qua những cuốn sách, để xem có cuốn nào mới xuất hiện kể từ lần gần nhất mà tôi dành thời gian với kệ sách này. Trong ngôi nhà này có khoảng vài nghìn cuốn sách, hầu hết đều có liên quan ít nhiều tới tâm linh, vì thế, theo tự nhiên, nơi mà tôi thích lướt duyệt sách nhất là chính ngôi nhà của tôi.
Đó là một mặt.
Mặt còn lại, hầu hết những cuốn sách này đều khiến tôi rùng mình, khó chịu và phiền phức và tôi rất có cảm giác kích động muốn dùng chúng làm nhiên liệu đốt lửa trại. Trong bối cảnh rằng mình có một thư viện chứa đầy đủ sách tâm linh rất thú vị để lướt đọc, tôi thưởng thức nó. Trong bối cảnh để tránh làm học sinh rối bời hơn, những người vốn đã bị hại não bởi những tri thức tâm linh giả tạo và đầy xung đột, tôi muốn làm một chồng sách và đốt một que diêm.
Đó là một ví dụ cho một chủ đề thú vị mà theo tôi biết thì chưa một cuốn sách nào mà tôi đã đọc trong đống sách kia từng đề cập đến – đó là bối cảnh. Làm thế nào mà một người có thể hiểu bất cứ điều gì nếu như họ không có môt bối cảnh để nắm bắt? Nhưng, tôi dám cá rằng có rất ít người trong số những tác giả tâm linh ngoài kia, ngay cả những người được đánh giá cao nhất, có thể nói về công cụ của sự thấu hiểu này theo một ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp.
Vì thế có một điều kỳ quái nho nhỏ, rằng thế gian đang cố gắng thức tỉnh bản thân bằng cách chìm vào giấc ngủ càng sâu hơn. Không quá ngạc nhiên khi người ta cho rằng “vô tâm trí” đồng nghĩa với “thức tỉnh”, hoặc rằng chân lý sẽ được tìm thấy qua nhiều năm sống khổ hạnh, hoặc ham muốn và chủ nghĩa vật chất trở thành kẻ thù thời thượng của sự phát triển tâm linh. Hay cũng chẳng bất ngờ gì khi những giáo lý của phương đông lại được phương tây ôm vào thành những phương pháp phân tâm học, xả căng thẳng và là liều thuốc xen kẽ. Nhưng tôi vấn nghĩ rằng những người khao khát tâm linh, cả phường đông và phương tây, vào một ngày nào đó ít nhất cũng nhận ra rằng, dù có theo tiêu chuẩn nào để đánh giá sự thành công đi nữa, sự theo đuổi thức tỉnh tâm linh đã trở thành một thất bại sâu thẳm nhất trong lịch sử loài người.
Vị hoàng đế không mặc quần áo, và sớm muộn gì mọi người cũng hiểu ra cái gì đang nhìn chằm chằm thẳng vào mặt họ. Khi điều đó xảy ra, có thể, sẽ có một sự chuyển hóa lớn – một cuộc di cư khủng thoát khỏi sự phức tạp và vô dụng của tất cả những giáo lý tâm linh. Không phải là một cuộc di cư đi ra ngoài hướng tới Nhật Bản hay Ấn Độ hay Tây Tạng, mà là đi vào trong, đi tới cái ngã – tới sự tự thân tự lực, tới sự tự quyết, tới một cách tiếp cận theo đúng lẽ thường về việc tìm hiểu ra cái quái gì đang diễn ra ở đây. Một lượt xóa bảng. Một sự bắt đầu tươi mới. Những con người trí tuệ và chân thành rút ra khỏi cái cũ và bắt đầu cái mới. Họ bắt đầu bằng cách tự hỏi, “Okay, chúng ta đang ở đâu? Chúng ta biết chắc chắn điều gì? Những điều chúng ta biết có cái gì là sự thật?”
Một cuộc cách mạng tâm linh.
Tất cả là nhảm nhí mà thôi, tất nhiên, và tôi biết điều đó, nhưng nó là thứ kiểu nhỏ giọt chạy qua đầu tôi mỗi khi tôi dành thời gian nghiên cứu xem thứ gì đáng được gọi là minh triết tâm linh trong thế giới này. Giác ngộ – sự chứng ngộ chân lý – chính xác là cùng một thứ đối với mọi chúng sinh trong mọi thời đại và mọi nơi chốn. Mọi nỗ lực để tô vẽ nó hoặc biến nó thành thứ để sở hữu chỉ làm che khuất nó và khiến nó khó được tiếp cận hơn. Tôi có chiều hướng thất vọng khi thấy rõ nó bị che khuất và bất khả tiếp cận như nào, ít nhất là vài giây cho tới khi tôi nhớ rằng tất cả mọi thứ đều là chính xác như nó nên là, và trên thực tế, không thể sai khác.
Maya tiến vào trong phòng tôi mà tôi không để ý. Cô ấy đứng đằng sau cái ghế đối diện tôi, đôi tay đang đặt trên chỗ tựa lưng. “Tôi có tồn tại không?” cô ấy hỏi tôi.
“Tất nhiên là không,” tôi đáp lại.
“Thế thì thật ngu ngốc khi tức giận tôi.”
“Tôi biết.”
“Tất cả những cuốn sách này, những vị thầy này, những tổ chức này – đều đang làm việc của chúng. Cũng như không có một cọng lông nào mọc sai chỗ trong toàn bộ vũ trụ, như anh đã biết.”
“Phải.”
Cô ấy đi quanh ghế rồi ngồi xuống. Chúng tôi gặp nhau như hai đối thủ cũ. Cô ấy xinh đẹp tới mức tối cao, tôi nghĩ. Cô ấy là tất cả vẻ đẹp của thế gian này.
“Liệu anh có thích gương mặt khác của tôi hơn không?” cô ấy hỏi.
“Gương mặt nào cũng được thôi.”
Cô ấy mỉm cười. Cám dỗ một cách bất tận.
Tiếng đôi chân nhỏ bước đi rộn rã đã kéo tôi ra khỏi cuộc gặp gỡ với Maya và tôi ngạc nhiên khi thấy Annie nhảy xà vào lòng tôi. Con bé mặc bộ đồ liền một mảnh tới chân với hình trang trí một con thỏ. Bé nép mình vào tôi, co chân lên và mút ngón tay cái. Mẹ của bé, Marla, đang ở không xa đằng sau. Cô ấy đang mặc bộ đồ ngủ. Cô ấy xin lỗi vì sự xen vào của con gái mình, nhưng tôi trấn an cô ấy bằng cách nói rằng tôi hoan nghênh điều đó và mời cô ấy ngồi. Cô ấy giải thích rằng Annie đã ngủ quá nhiều chiều nay nên điều này đã làm gián đoạn nhịp ngủ thông thường của nó.
Marla tới bếp và pha trà cho chúng tôi. Annie đang co mình vào nhưng vẫn còn thức. Tôi thấy con bé có đeo một dây chuyền trên cổ nên kéo nó ra để xem và thấy nó được gắn một mặt dây chuyền biểu tượng âm dương.
“Đây là cái gì?” tôi hỏi.
“Yingyang,” (Nd:yin-yang là tên tiếng anh cho biểu tượng âm dương, ở đây cô bé nói ngọng thành Yingyang,) con bé đáp. Tôi bật cười.
“Chú nghĩ cháu là một yingyang,” tôi bảo con bé.
“Cháu nghĩ chú là một yingyang,” con bé bác bỏ.
“Không,” đến lượt tôi bác bỏ, “Chú khá là chắc chắn rằng cháu là yingyang.”
Rõ ràng tôi đã đi quá giới hạn. Con bé đã điều chỉnh tư thế của mình để có thể ấn chặt trán của cô ấy vào trán tôi, cố định tôi với một ánh nhìn trịnh trọng nhất, và cam đoan một cách chắc nịch rằng nếu như có một ai là yingyang thì người đó hẳn phải là tôi.
“Okay,” tôi nói với cùng một sự trịnh trọng tương ứng, “chú là yingyang.”
Con bé gật đầu một cái và vẫn giữ nhìn thẳng mắt tôi để cho tôi biết rằng nó rất nghiêm túc về chuyện đó. Sau cùng cũng thỏa mãn, con bé lại cuộn tròn trong lòng tôi, mút chặt ngón tay cái, và cùng lúc đó thì Marla quay lại với trà. Có một tấm mền che chân đang phủ trên mặt ghế vì thế tôi bế Annie cúi xuống kéo nó lên và đắp cho con bé, gài những góc mền vào xung quanh cạnh ghế. Mẹ nó đã chú ý tới sợi dây chuyền.
“Tôi mua cái đó cho con bé ở một tiệm quà trong thị trấn. Con bé đã nhìn thấy cái dây chuyền và chỉ muốn có nó ngay.”
“Có thể kiếp trước con bé là người Nhật Bản,” tôi đề xuất.
“Well,” Marla nói, “tôi nghĩ con bé muốn nó bởi vì tôi có một hình xăm biểu tượng âm dương ở, ờm, chỗ này,” cô ấy chỉ vào vùng bụng dưới, chỗ thấp nhất, nơi mà vẫn có thể được gọi một cách lịch sự là vùng bụng, “và con bé đã nhìn thấy nó.”
Tôi mỉm cười. “Tư tưởng của hình xăm đó là gì?” tôi hỏi.
“Ồ, anh biết đấy, khi tôi còn trẻ, tôi đã muốn trở nên ngầu, tôi muốn chống đối bố mẹ tôi, tôi muốn chứng tỏ rằng rằng mình đã hòa nhịp với tính tự nhiên cân bằng của vũ trụ, và những thứ liên quan đó. Từ khi tôi ở đây, trong ngôi nhà này, tôi đã nghe mọi người mô tả nó khác đi so với tôi đã nghĩ. Tôi nghĩ là họ nói lại những gì anh đã nói. Họ nói theo kiểu làm nó nghe có vẻ, tôi không biết nữa, khiến nó đen tối hơn, nhưng tôi cũng không chắc rằng họ hoàn toàn hiểu hết nó. Tôi đã lên kế hoạch hỏi anh về nó, nhưng không phải là lúc một giờ sáng như này.”
“Điều đó không sao cả, và nó cũng chắc chắn không có gì xấu xa cả. Như cô đã biết, biểu tượng âm dương thường được coi một cách phổ thông là tượng trưng cho bản chất nhị nguyên của thực tại. Những lực lượng tự nhiên đối lập và cân bằng, luôn hài hòa, và những thứ đại loại như thế.”
“Nhưng…?” cô ấy nói.
“Nhưng còn có cái khác nữa. Có một nhân tố thứ ba.”
Ánh mắt của Marla chuyển sang mặt dây chuyền của Annie. “Nhân tố thứ ba là gì?”
“Cái chứa đựng. Cái vòng tròn – cái toàn thể. Sự hữu hạn.”
Marla gật đầu có chút không chắc chắn.
“Nếu không có nhân tố cái chứa đựng, những nhân tố đối nghịch không thể tồn tại, chứ chưa nói đến duy trì sự cân bằng của chúng. Cái chứa đựng là cái định nghĩa cái toàn thể thành hai khía cạnh trắng và đen.”
Mặt cô ấy trông có vẻ muốn hỏi rằng điều này có gì quan trọng.
“Điều này quan trọng là bởi vì nhị nguyên luôn luôn hữu hạn. Nhị nguyên luôn luôn bị chứa đựng, luôn ở trong một khối cầu hữu hạn mà nó không thể tồn tại khi ở bên ngoài. Khối cầu là thứ định nghĩa bối cảnh cho những mặt đối lập có thể tồn tại. Như một cách ví von, con người không thể tồn tại bên ngoài không gian vũ trụ, vì thế họ cần một hệ thống hỗ trợ sự sống để có thể sống ở trong đó. Bộ đồ phi hành và phi thuyền không gian như là những bong bóng mà con người có thể tồn tại trong đó, những bong bóng mang tính môi trường có lợi cho sự sống con người, trong một không gian bao quanh không thể sống. Trái đất là một bong bóng như vậy. Buồng lặn và tàu ngầm cũng là những bong bóng đó.”
“Vậy là vòng tròn tượng trưng cho sự hữu hạn?” cô ấy hỏi. “Biểu tượng âm dương không phải là biểu tượng của sự hài hòa và cân bằng vũ trụ, mà nó là biểu tượng của một vũ trụ nhị nguyên, vũ trụ giả dối sao?”
“Well, nó là cả hai nghĩa đó, tùy vào tâm trạng của cô, tôi cho là như vậy.”
“Vậy cái gì nằm ngoài khối cầu? Cái gì bên ngoài bong bóng?”
“Chính xác.”
“Thứ lỗi cho tôi?”
“Đó mới là câu hỏi. Đó là cái mà toàn bộ lĩnh vực tâm linh này nói tới- điều gì là tối hậu đúng? Một khi cô đã đi tới kết luận rằng cái mà chúng ta nghĩ là thực tại lại không phải là thực tại một chút nào, rồi câu hỏi trở thành, cái gì mới là thực tại? Cái gì nằm bên trên ảo ảnh nhị nguyên? Cái gì nằm bên trên bối cảnh?”
“Không gian?” cô ấy đoán. “Sự vô tận?”
“Chắc chắn rồi. Chân lý nằm ở ngoài đấy – sự trống không, cái vực sâu, sự vô ngã – và những bong bóng nhỏ dễ vỡ này là thứ đang giúp cho chúng ta trôi nổi trong cái vô tận, giúp chúng ta có thể trải nghiệm một cái gì đó trong khi chỉ có cái hư vô tồn tại. Ảo ảnh của những mặt đối lập – tốt và xấu, yêu và ghét, vui và buồn – những thứ đó không hề sẵn có trong thực tại vô tận, chỉ có trong những bong bóng mà thôi.”
Cô ấy trầm tư một lát. Sau vài phút cô ấy hỏi cái câu mà tôi đã đẩy về phía cô ấy.
“Vậy thì tại sao trạng thái hư vô lại tốt hơn trạng thái có một cái gì đó?”
Đây là một câu hỏi lớn. Tại sao sự hợp nhất lại tốt hơn sự nhị nguyên? Tại sao sự thật lại tốt hơn giả dối? Tại sao vô hạn lại tốt hơn hữu hạn?
Tại sao thức tỉnh lại tốt hơn ngủ mơ?
“Tôi chưa bao giờ nói rằng nó tốt hơn,” tôi đáp.
“Nhưng…” Marla nhìn trân trối vào tôi một lúc, lùi lại, nghiền ngẫm. Tôi mỉm cười khi chứng kiến sự bối rối của cô ấy. “Nhưng…”
“Tôi đang đứng ở ngay trên rìa, Marla à. Tôi ở trong bong bóng, tôi ở ngoài bong bóng, vừa là cả hai, và cũng không là cả hai, nhưng dù tôi có là cái gì, thì công việc của tôi ở đây cũng không phải là động viên mọi người rời khỏi bong bóng. Tôi không truyền đạo. Tôi không buôn bán thứ gì. Tôi không nói rằng cái này tốt hơn cái kia. Tôi chỉ đơn giản là đứng ngay ở đây, cả bên trong và bên ngoài, cố gắng giúp đỡ những người tìm đến tôi. Một số sẽ rời khỏi bong bóng. Một số có một cái nhìn thoáng qua về sự vô tận, và quyết định rằng đó không phải là thứ mà họ muốn sau tất cả mọi chuyện, và quay trở lại. Tôi không cố ngăn họ hay thuyết phục họ rằng chân lý là tốt hơn. Với những người có những câu hỏi, tôi có những câu trả lời, bởi vì tôi đã tự mình giải đáp tất cả những câu đó. Với những người muốn tiến triển, tôi sẽ dẫn đường vì tôi đã từng thực hiện hành trình. Với những người đã đi xuyên qua được, tôi có những lời khuyên vì tôi biết cả ở trong lẫn ở ngoài nghĩa là gì. Nhưng nếu cô muốn biết tôi thực sự nghĩ gì, thì tôi nghĩ rằng bong bóng là một công viên giải trí tráng lệ và rời bỏ nó là một chuyện rất ngu ngốc trừ khi cô tuyệt đối phải làm vậy. Và tôi sẽ khuyên một người không tuyệt đối phải làm vậy quay đầu lại và tận hưởng nó khi nó vẫn còn duy trì. Phần tốt và phần xấu. Phần trằng và phần đen.”
Marla giữ ánh mắt với tôi trong vài giây. Cô ấy biết tôi đang nói với cô ấy điều gì nhưng cô ấy đang gặp vấn đề trong việc tiêu hóa nó. Hiện tại Annie đã ngủ ngon lành. Marla tới và bế nó lên mà không làm đánh thức nó rồi thì thầm nói lời cảm ơn tôi.
Sau khi bọn họ rời đi, tôi để tâm trí mình chơi đùa thêm tự độc thoại về vụ những bong bóng trong sự vô tận đó. Tôi quyết định, cần phải có chút điều chỉnh ổn thỏa. Tâm trí tôi trôi nổi ngược dòng về những suy nghĩ từ trước đó và sự ngạc nhiên tới khó chịu của tôi về một thứ dường như rất đơn giản và không thể tránh khỏi như là chân lý lại bị sa lầy vào trong sự phức tạp và lạc hướng. Tôi không bất ngờ khi thấy Maya – nữ thần của sự phức tạp và đánh lạc hướng – trở lại chiêc ghế đối diện tôi.
“Vậy những linh mục của mọi tôn giáo là ai?” cô ấy hỏi.
“Họ là những người chăn cừu của cô,” tôi đáp, “giữ cho bầy cừu ở trong trại, tránh xa khỏi những bờ vực.”
Tôi biết điều này. Tôi biết rằng những tôn giáo và những hứa hẹn của họ về một kiếp sau với những phần thường và hình phạt vĩnh hằng hình thành một lớp chứa bên trong, nó cũng hữu hạn như cái lớp chứa đang chứa đựng họ. Những bong bóng bên trong bong bóng. Những con rùa trên lưng rùa.
“Và những vị thánh nhân và hiền nhân của những truyền thống tâm linh vĩ đại là ai?” cô ấy hỏi.
“Họ là lớp chứa đựng cuối cùng của cô. Họ là thợ dệt của tấm màn sau cùng, bậc thầy của sự đánh lạc hướng vi tế – rất có tính thuyết phục bởi bị họ rất xác tin. Bởi vì cứ mỗi một triệu người tới gần bờ vực, may ra chỉ có một người bước xuống.”
Cô ấy mỉm cười. “Và tôi trú ở đâu?”
“Ngay trong trái tim,” tôi đáp. “Trong sự sợ hãi.”
“Sợ điều gì?” cô ấy hỏi.
“Sợ bị ám bởi những vị thần Hindu thích bao đồng?” tôi hỏi, nhưng cô ấy đã biến mất rồi.