Thói quen thường nhật của Maharaj bao gồm hát Bhajan (nd: những ca khúc sùng đạo) và cầu nguyện bốn lần một ngày, lần đầu tiên vào lúc sớm nhất là 5:30 sáng. Trong những lúc hát Bhajan này, người ta thấy ông ấy đắm chìm sâu sắc trong những câu hát được ngâm nga. Trước đây ông thậm chí còn từng hát và nhảy múa với sự buông thả tuyệt vời. Bây giờ, tất nhiên, ông ấy đã không còn đủ sức khỏe để làm vậy.
Tại một phiên thoại nọ, một vị khách đã nói với ông: Maharaj, ngài có thể là một Jnani hoàn hảo, nhưng khi tôi nhìn thấy ngài hát Bhajan với cảm xúc như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì sự sùng đạo vẫn còn bám ở trong ngài rất chắc chắn. Maharaj đã trả lời ngay lập tức: Mọi thứ đều có vị trí của nó trên thế gian này cũng như trong thói quen hằng ngày của chúng ta. Điều quan trọng là phải hiểu vị trí thực sự của nó là gì, để có một quan điểm đúng đắn. Sự sùng đạo và lòng tôn kính đều ổn miễn là ta nhận ra chúng thực sự là gì, tức là tính hiệu quả, và ở mức độ đó nó là một sự trói buộc. Và khi một người nhìn thấy một cái gì đó đúng với những gì nó vốn là, nó sẽ mất đi lực lượng, nhưng nếu ta tham gia vào nó, sự trói buộc sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Tất cả cảm xúc và cảm tình (tình yêu, sự tận tâm, v.v.) đều dựa trên tính nhị nguyên và khi mà những cảm xúc này vẫn còn chi phối quan điểm của một người, tính nhị nguyên sẽ tiếp tục bám chắc, và sự thánh thiện thực sự, sự trọn vẹn, tính nhất thể sẽ nằm ngoài tầm với. Toàn bộ vị thế rõ ràng và đơn giản đến mức người ta không thể không bật cười, và thậm chí tỏ ra bất kính, khi người ta nhìn vào cấu trúc thượng tầng viển vông của sự mê tín và những bí ẩn đã được xây dựng dựa trên và xung quanh sự đơn giản cơ bản của Chân Lý!
Hãy hiểu rằng điều này đơn giản và trực tiếp như thế nào: ‘Ta’, – cái phi thời gian – là sự nhận thức trọn vẹn mà không nhận thức được chính sự nhận thức này; hoàn toàn chủ quan, không có một chút liên quan đến khách quan. Ta tự biểu lộ thông qua ý thức, qua tính nhị nguyên, qua chủ thể và đối tượng, thông qua các khái niệm về không-thời gian và phạm vi của các mặt đối lập phụ thuộc lẫn nhau, nếu không có chúng thì sự biểu lộ và đối tượng hóa là bất khả thi. Toàn bộ sự biểu lộ là sự biểu hiện của Ta, bằng cách phản chiếu mà ta biểu hiện ra thành mỗi chúng sinh; cái đối tượng này, chúng sinh này, dường như hoạt động và tự coi mình (một cách sai lầm) là chủ thể. Nhưng ‘Ta’ là chủ thể duy nhất và tất cả đều hoạt động trong thế giới hiển hiện này chỉ là sự đối tượng hóa của Ta trong ý thức, mà cũng thực sự là Ta.
Tất cả các đối tượng hiện tượng, các khía cạnh của Ta, chỉ có thể có giác cảm khi chúng được mở rộng trong thứ gọi là “không gian” và được đo lường thành bằng thứ gọi là “thời gian” – cả hai cái đều là biểu lộ của Ta.
Do đó, một lần nữa nhắc lại sự thật đơn giản và hiển nhiên này: Cái-ở đây-bây giờ, toàn bộ sự biểu lộ đang được nhận thức, không hề khác với chính Ta trong trạng thái nhất thể tính. Và tất nhiên, mọi đối tượng có tri giác đều có thể nói điều này.
Khi đã hiểu rõ ràng vị thế đơn giản này, bạn có thể làm những gì mình thích trong vòng đời cuộc sống đã được phân bổ cho bạn. Hãy tự hưởng thụ nếu bạn thích trong sự sùng đạo và tôn kính, hát Bhajan, nhưng hãy được cái giả là giả. Hiểu rằng quá trình biểu lộ không có gì liên quan tới tôn giáo hoặc sự sùng kính, xảy ra một cách tự nhiên, nó xảy ra một cách tự phát mà bạn với tư cách là một cá nhân không thể có liên quan gì.