Kể từ khi biết tin rằng Maharaj đã bị ung thư vòm họng, ngày càng nhiều người bắt đầu đến gặp với ông ấy, ngay cả với những người có lẽ sẽ vốn không làm như vậy. Nhiều người trong số họ có vẻ thực sự lo lắng. Nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên của họ khi thấy Maharaj mặc dù mắc căn bệnh hiểm nghèo, ông vẫn vui vẻ và hoạt bát như bình thường, tuy trông xanh xao và yếu ớt.
Vào một buổi tối, khi những người xung quanh có vẻ đau khổ và buồn bã, Maharaj bắt đầu nói về sự sống và cái chết. Ông nói, nếu bạn có thể nhận thức được cái vị trí thực sự của ta; bạn cũng sẽ như tôi, sẽ không quan tâm đến sự sống và cái chết. Thật vậy, cả hai không có sự khác biệt nào cả. Bạn chẳng phải đã ‘chết’ trước khi bạn được sinh ra? Bóng tối đâu có là gì khác hơn sự thiếu ánh sáng? ‘Cái chết’ có là gì ngoài sự trống vắng của ‘sự sống’, và quan trọng hơn, chẳng phải là ‘sự sống’ cũng chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của ‘cái chết’? ‘Sự sống’ bắt đầu như một hình ảnh trong ý thức và khi hình ảnh đó không còn tồn tại ở đó nữa, chúng ta gọi nó là ‘cái chết’. Nỗi sợ hãi cái chết thực chất là sản phẩm của khát vọng sống, khát khao được duy trì danh tính của một người với thực thể ảo ảnh của cái ‘tôi’, thứ tách biệt với ‘bạn’. Người biết được thực tại cũng biết sự giả dối của ‘sự sống’ và ‘cái chết’.
Maharaj tiếp tục: Nguyên nhân cơ bản của sự hoang mang là niềm tin nhầm lẫn rằng có một thực thể, một thực thể khách quan, tự trị, để trải nghiệm các diễn biến – được gọi là ‘sinh’ và ‘tử’, và khoảng thời gian giữa cả hai, được gọi là ‘cuộc sống’. Trên thực tế, tất cả những điều này chỉ là những hình ảnh có tính quan niệm trong ý thức, cũng không có thực chất gì giống như hình ảnh trên màn hình ti vi hoặc trong giấc mơ.
Ông ấy tiếp tục nói, hãy cố gắng hiểu hiện tượng là gì – tất cả các hiện tượng. Chúng chỉ xuất hiện trong ý thức. Ai nhận thực chúng? Là ý thức tự nó thông qua cơ chế về hai khái niệm không gian và thời gian, nếu không có sự xuất hiện của hai khái niệm đó nó sẽ không thể nhận thức được hình dạng vàcái hiện tượng không thể được nhận biết. Và sự nhận biết tự nó diễn ra thông qua sự phân chia của tâm trí (tâm trí là nội dung của ý thức) thành chủ thể và đối tượng; và lý luận và lựa chọn quá trình dựa trên tính nhị nguyên của các mặt đối lập phụ thuộc lẫn nhau – yêu và ghét, hạnh phúc và bất hạnh, tội lỗi và công đức v.v.
Một khi quá trình này được quan sát một cách chính xác, ta có thể dễ dàng hiểu rằng không thể có một cá nhân nào được sinh ra, để sống hoặc chết. Có một sự biểu lộ, một sự xuất hiện trong ý thức, thường được gọi là ‘được sinh ra’ – một ảo ảnh trong không gian. Khi cái hình tướng được biểu lộ này trải qua một khoảng thời gian của nó và đến giai đoạn cuối của nó, xảy ra một ảo ảnh khác trong thời gian được gọi là ‘chết đi’. Quá trình đơn giản này không thể được nhận thức khi mà vẫn còn những khái niệm rằng có một ‘người sống’ một cuộc sống và một ‘người chết’ trong một cái chết.
Maharaj sau đó kết luận: Cái ‘vật chất’, hay ‘hóa chất’, được hình thành từ tử cung người mẹ và tự phát triển thành cơ thể của một em bé, tự phát triển đến giới hạn tối đa của nó, sau đó bắt đầu phân rã và cuối cùng kết thúc bằng cách hợp nhất vào ‘vật liệu’ ban đầu. Hơi thở rời khỏi cơ thể và hòa trộn với không khí bên ngoài; ý thức bên trong hợp nhất với Ý Thức Phi Cá Nhân và quá trình ‘xảy ra’ cụ thể đó đã kết thúc. Cái-ta-thực-là không được ‘sinh ra’, không ‘sống’, cũng không ‘chết’.