Đoạn dưới đây được trích và dịch lại từ cuốn sách “Advaitaholics Anonymous: Sobering Insights for Spritual Addicts” của tác giả Shiv Sengupta.
“Hỏi: Mối tương quan giữa thức tỉnh và sống một cuộc sống tốt đẹp là gì? Bởi vì rất nhiều người được cho là “những bậc thầy giác ngộ” lại trở thành những con người tuyệt đối tồi tệ. Có vẻ như đó là một điều mâu thuẫn to lớn đối với tôi. Việc thức tỉnh không khiến cho người ta thành một con người tốt đẹp hơn sao?”
Đáp: Đây là một câu hỏi đánh thẳng vào một quan niệm sai lầm căn bản: rằng thức tỉnh tới thực tại và chân tướng của ta sẽ đồng thời mang đến những giải pháp xử lý những khó khăn của con người và hé lộ những bí mật của an sinh tốt đẹp và nghệ thuật sống.
Vậy, tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự hiểu lầm này. Bởi vì trong kinh nghiệm của tôi, thức tỉnh, an sinh tốt đẹp và nghệ thuật sống không phải là cùng một thứ, thậm chí chúng có thể là những thứ chỉ có liên kết lỏng lẻo với nhau.
Để bắt đầu, hãy cùng thảo luận những cụm từ đó có nghĩa là gì.
Thức tỉnh
Tôi sẽ mô tả thức tỉnh là:
Một sự kiện nhất thời mà một điều gì đó là căn nguyên và bí ẩn về bản chất thực tại và cái ngã được hé lộ một cách đột ngột và tự nhiên.
Vì thế, thức tỉnh là một trải nghiệm. Trải nghiệm này có thể được kéo dài từ chỉ vài giây cho tới và tháng (trong trường hợp của tôi) hoặc lâu hơn. Bất kể trải nghiệm thức tỉnh có thể kéo dài bao nhiêu, chúng có kết thúc. Nhưng chúng có những tác động lâu dài tới đời sống và quan điểm của con người.
Dưới đây là một số trải nghiệm đã xảy ra trong sự thức tỉnh của tôi. Nó cũng giống như trải nghiệm của những người đã nói về sự thức tỉnh của họ:
Sự vận hành thông thường của bộ não bất chợt bị gián đoạn một cách rõ ràng.
Cái cá nhân, trong khi vẫn vận hành, trở nên bị vô hiệu hóa một cách nghiêm trọng.
Suy nghĩ đột ngột bị dừng và sự tĩnh lặng tràn vào và ở tại đó một cách tự nhiên.
Những giác quan trở nên cường hóa: màu sắc trở nên sinh động hơn, âm thanh trở nên sắc nhọn hơn.
Mọi thứ tràn ngập trong một cảm giác của tính tức thời.
Cảm giác về cái ngã thường ngày trở nên rộng lớn hơn và có một cảm giác hiện hữu khó thể định nghĩa được hơn mà dường như không chỉ bị giới hạn bởi bản thân mà bao trùm tất cả mọi thứ mà bản thân đang nhận thức.
Mọi thứ cảm giác như đang sống, có ý thức và thân thuộc, ngay cả những vật vô tri vô giác.
Có một cảm giác choáng ngợp về sự thân thuộc, tình bạn và tình yêu cho tất cả mọi thứ.
Thấy sự khôi hài trong tất cả mọi thứ, ngay cả những thứ nhàm chán, trần tục.
Sự sợ hãi, lo lắng, căng thẳng trở nên không có cơ sở và xa lạ một cách kỳ lạ.
Tôi luôn hiện hữu một cách hoàn toàn tự nhiên không tốn sức và liên tục trong suốt toàn thời gian xảy ra thức tỉnh.
Tôi nhận thức ngôn từ và hành động của những người khác như tranh biếm họa: như sự diễn xuất không tốt của những vở kịch dưới mức tiêu chuẩn. Tôi thường muốn lay mọi người thức dậy và bảo họ thoát ra khỏi kịch bản.
Tôi cảm thấy kỳ cục khi trò chuyện với mọi người vì tôi cảm thấy chính những từ ngữ và hành vi của tôi trở nên kỳ quái, xa lạ và lừa dối.
Cần phải mất công nỗ lực mới suy nghĩ được, cần phải mất công nỗ lực mới nói được và cần phải mất công nỗ lực mới hành động được.
Trạng thái nghỉ ngơi một cách tự động tự nhiên của tôi, khi mà không có thứ gì bên ngoài cần tôi phải để tâm chú ý tới, là một trạng thái thư giãn, bất động, yên lặng và quan sát một cách trống rỗng. (Như một chú mèo nhà nhìn ra ngoài cửa sổ cả ngày.)
Tôi không cảm thấy rằng mình tồn tại tách biệt khỏi cuộc sống, cũng không cảm thấy mình có bất cứ ý chí và nguyện vọng riêng nào.
Dường như mọi thứ xảy ra một cách tự phát, tất cả những gì tôi có thể làm là quan sát nó xảy ra.
Lý do tại sao tôi nói thức tỉnh là một trải nghiệm nhất thời với hạn sử dụng được đóng dấu trên nó là bởi cái thứ đầu tiên đã khiến trải nghiệm đó xảy ra.
Dường như một sự thức tỉnh là hệ quả từ việc bán cầu não của sự lý trí/phân tích, nơi mà bản ngã trú ẩn trong đó, bị vô hiệu hóa một phần. Điều này thường xảy ra bởi một tổn thương mãnh liệt dẫn tới một suy sụp. Hai ví dụ minh họa đã tới với tâm trí của tôi ở đây; đầu tiên là Eckhart Tolle, người đã khẳng định trải nghiệm sự thức tỉnh sau một thời gian trầm cảm nghiêm trọng. Người thứ hai là bác sĩ Jill Bolte Taylor, bà đã trải nghiệm sự thức tỉnh sau một cơn tai biến mạch máu não.
Tuy nhiên, dần dần bộ não sẽ có thể khôi phục lại sự vận hành của nó. Khi nó xảy ra, bản ngã lại được nổ máy cùng với quá trình lý tính/phân tích thứ sử dụng dòng tư tưởng để phóng chiếu những phiên bản của thực tại được mô phỏng. Điều này hữu dụng trong việc đoán trước những mối nguy hiểm, giảm thiểu rủi ro và tăng sự an toàn và sinh tồn.
Vì thế, trải nghiệm thức tỉnh kết thúc và hệ thống khôi phục lại sự vận hành tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hệ quả của trải nghiệm là con người cá nhân lại duy trì sự thay đổi căn bản trong một số thứ. Điều mà ta đã nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và trải nghiệm không bao giờ có thể bị che đi hoặc làm lại được.
Nghệ thuật sống
Nghệ thuật sống thực sự nên được gọi là “Nghệ thuật sống tốt đẹp”, bởi vì đó cốt yếu chính là cái mà ta ám chỉ khi gọi một thứ là nghệ thuật. Chúng ta đang chỉ tới một cấp độ nhất định của sự làm chủ. Tôi sẽ định nghĩa như sau:
Một cuộc sống tốt đẹp là cuộc sống được sống trọn vẹn. Đó là một cuộc sống mà niềm vui và nỗi buồn, gian lao và chiến thắng, lên voi xuống chó đều được trải nghiệm và ôm trọn theo một cách mà ta cảm giác như mình đã được làm phong phú lên từ chúng chứ không phải nghèo nàn đi- với rất ít hoặc không có nuối tiếc. Trải nghiệm chủ chốt trong một cuộc sống như vậy, là trải nghiệm của một dòng chảy và một cảm giác kết nối chân thực với những gì hiện hữu.
Những khoảnh khắc thông thường cũng quý giá như những khoảnh khắc phi thường. Những con người, nơi chốn, và sự kiện thông thường cũng không kém ý nghĩa hơn so với những thứ được gọi là “phi thường”. Có một sự đơn giản vĩ đại trong việc sống một cuộc sống như vậy. Sự vui vẻ hoạt bát tự trút vào trong những hoàn cảnh của cuộc sống làm nhẹ nhõm đi gánh nặng của chúng.
Tuy nhiên, có một sự nghiêm túc trong cách tiếp cận. Chúng ta đối mặt với cuộc sống một cách trực tiếp, từ chối việc lẩn tránh nhìn ra chỗ khác. Chúng ta nhận hoàn toàn trách nhiệm không chỉ với bản thân chúng ta mà còn với Cái Đang Hiện Hữu theo đúng cách chúng xuất hiện. Điều này bao gồm cả con người, nơi chốn, sự vật và sự kiện ở trong cuộc sống chúng ta. Ta nhận ra rằng việc đổ lỗi tối hậu là do chính sự nhận thức về mọi thứ của chúng ta. Vì thế, sẽ không còn cơ sở gì cho sự xấu hổ và đổ lỗi hoạt động.
Chúng ta tôn trọng những mối quan hệ của mình, những lừa hứa, tôn trọng chính bản thân chúng ta. Cá tính, sự ngay thẳng và một tiêu chuẩn đạo đức cá nhân rõ ràng là những dấu ấn. Không hề có chỗ cho sự giả tạo. Sự thật và tính trung thực và những biểu hiện không thể lay động. Đây là những thanh đinh đóng cột ta thiết lập kiên quyết không thể nhượng bộ.
Đây là một cuộc sống mà ta có nguyện vọng không làm hại bất cứ ai. Chúng ta cũng không nguyện vọng giúp đỡ người khác dựa trên khái niệm lý tưởng về việc làm một người vị tha. Chúng ta chỉ đơn giản hành động một cách tự phát và với một sự quả quyết rõ ràng.
Sự ngay thẳng của nhân cách chỉ có thể theo sau nếu như có một sự hòa hợp của tất cả các mảnh nhỏ cấu thành nên cái ngã. Vì thế, những người đã đi hoàn thiện được một vòng tròn bên trong bản thân họ, đã hòa giải bóng tối bên trong, đã kết nối được khoảng trống giữa cái ngã hiện tại và cái ngã lý tưởng, có thể được gọi là những tồn tại ‘toàn phần’. Sự toàn phần là nền móng tiên quyết cho một cuộc sống tốt đẹp. Trước thời điểm đó, người ta vẫn là bất toàn vẹn. Và sự bất toàn vẹn đó luôn luôn tìm kiếm cách hóa giải bản thân bằng cách phóng chiếu ra một cảm giác ‘ta không đủ tốt’.
Sự cân bằng là một đặc trưng căn bản của một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu sự cân bằng đó được áp đặt một cách nhân tạo, hoặc chỉ được bề ngoài, dựa theo một tổ hợp những quy định, nó không tạo nên được sự hài hòa. Nó chỉ tạo ra được một sự cân bằng tạm thời, luôn lung lay và có thể bị phá hủy bởi bất cứ nhân tố nào cả bởi bên trong và bên ngoài. Sự cân bằng chỉ có được khi một người được cố định sâu sắc, với một cảm giác về trọng lực của toàn bộ chính bản thể của anh ấy hay cô ấy. Vì thế, sự cân bằng không thể biểu hiện nếu như không có một nền tảng của sự toàn phần ở gốc rễ.
Một số dấu hiệu của việc sống nghệ thuật gồm: sự chấp nhận, trôi chảy, sự đơn giản, khiếu hài hước, sự can đảm, có trách nhiệm, ngay thẳng, trung thực, toàn vẹn và cân bằng.