WU HSIN (Phần 2)

” – Tại sao ngài không đưa ra hướng dẫn cụ thể để chúng tôi biết mình cần phải làm gì?

Hãy thoát ra khỏi nỗi ám ảnh, cái suy nghĩ về ‘cái gì tiếp theo?’ là tất cả những chỉ dẫn cần thiết. Bạn đang chờ đợi sự xuất hiện của một thứ mà nó vốn vẫn đang hiện hữu.

– Các giác quan là những cánh cổng mở ra với thế giới khi bạn đang tỉnh thức. Khi chúng đóng lại, cái vẫn sẽ tiếp diễn là suy nghĩ và trí tưởng tượng. Thế giới tinh tế nội tâm được hiển lộ trong những giấc mơ. Trong trạng thái thức tỉnh, suy nghĩ và trí tưởng tượng vẫn hiện hữu. Nhưng trong giấc mơ thì giờ đây chúng chiếm lấy sân khấu. Và khi cả hai thứ đó cũng đóng lại, cái còn lại là cái nhận thức, nhưng không còn nội dung gì để nhận thức cả. Ở trạng thái này, các chức năng của cơ thể trở về mặc định, chỉ đủ để duy trì cho cơ thể vẫn sống và không bị suy tàn đi.

– Cơ thể vật lý hiện hữu trong trạng thái tỉnh thức nhưng biến mất khi ta trong trạng thái ngủ mơ. Nhưng cái quan sát, cái nhận thức thuần khiết đó hiện hữu trong cả hai trạng thái, vì thế nó là nhân tố bất biến. Cùng một cách thức như vậy, trong trạng thái ngủ sâu không mơ, cái quan sát vẫn quan sát trạng thái đó, trạng thái mà không có hiện tượng nào hiện hữu. Vì vậy, cái quan sát là cái luôn luôn hiện hữu, bất động, giống như một ngọn nến trong một căn phòng kín không gió.

– Giác ngộ là trở về quan điểm, trạng thái chức năng siêu việt trước khi mà cái ý thức về bản ngã này xuất hiện ra. Bản tánh của nó chính là sự hợp nhất.

– Không có mục tiêu nào mà không phải do tâm trí tạo ra. Những gì bạn đấu tranh để giành được là những gì bạn tưởng tượng ra mình phải đấu tranh để giành được. Khi bạn ngưng đấu tranh, thứ gì cần đến sẽ đến. Tìm kiếm là sự chuyển động, vì thế bạn không thể tìm thấy cái tĩnh tại, cái nguồn của mọi chuyển động. Duy chỉ cái tĩnh tại yên lặng này mới nói lên được cái ‘bất khả biết’.

– Cái năng lượng sống ý thức hóa này hoạt động trong muôn vàn hình thái sống tùy theo tánh tự nhiên và khả năng của chúng. Chẳng có thực thể nào là độc nhất. Chẳng có bạn, chẳng có tôi. Chỉ là những dòng ý nghĩ đến với bạn, thế gian này đến với bạn. Chúng đến tới địa chỉ của bạn. Hãy thông suốt xem cái địa chỉ này của bạn là gì. Hãy suy ngẫm về những gì Wu Hsin nói, không cần gì hơn.

– Trải nghiệm thế gian này, trải nghiệm cơ thể này, trải nghiệm tâm trí này, và trải nghiệm dòng chảy cuộc sống này. Ở một cấp độ tinh tế hơn, sự trống vắng của những thứ trên cũng là một trải nghiệm. Nhưng cái đang trải nghiệm là gì? Bạn là cái sự trải nghiệm này, thứ mà không thể được biết qua các cảm quan truyền thống. Cái sự trải nghiệm là thứ không thể nghĩ bàn. Wu Hsin không thể truyền tải trải nghiệm của mình về một trái táo, hay trải nghiệm về hoàng hôn, đến bất cứ ai. Thế nhưng, nó lại chính là cái tinh hoa của cuộc sống.”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.